Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Thuê Cloud Vps Giá Rẻ Nhất Việt Nam Ở Đâu?

Trong những năm gần đây, ngành công nghệ thông tin Internet càng ngày càng phát triển. Cùng với sự phát triển đó, các doanh nghiệp, tổ chức sẽ phải đầu tư chi phí lớn cho khâu mua mới, bảo trì và vận hành máy chủ (server). Tuy nhiên với sự ra đời của công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing), các tổ chức doanh nghiệp sẽ không phải đầu tư chi phí quá lớn cũng có thể sở hữu 1 chiếc server (máy chủ) để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, phát triển thương mại, ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất.

Các tổ chức doanh nghiệp có thể lựa chọn các máy chủ ảo hay VPS (Virtual Private Server) để có thể sử dụng như 1 server riêng cho nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên ngày nay các doanh nghiệp tổ chức có thể sử dụng công nghệ Cloud Server với hiệu quả và công nghệ cao hơn. Cloud server cung cấp một server riêng ảo giống như VPS nhưng được triển khai và phát triển trên nền tảng của công nghệ điện toán đám mây, do đó Cloud server kế thừa các ưu điểm vượt trội của công nghệ điện toán đám mây mà sẽ không thể có được khi sử dụng các VPS thông thường.


Thông tin chung:

- Áp dụng mô hình công nghệ điện toán đám mây nhằm đảm bảo tính luôn sẵn sàng của dịch vụ.

- Công nghệ ảo hóa: OpenVZ, XEN-HVM và VMware.

- Thời gian kích hoạt và bàn giao VPS là 5 phút-10 phút (2h-8h nếu yêu cầu setup Panel quản lý Hosting).

- Thời gian xử lý VPS time out do network, lỗi phần cứng, lỗi hệ điều hành, tạm khóa do vi phạm dịch vụ: Trong vòng 5 phút - 180 phút.

- Datacenter đặt tại HANEL-CSF, FPT, VDC

- Toàn quyền quản lý VPS, Full Root SSH/Remote desktop. Hỗ trợ chức năng reboot VPS ngay trên Website.

- Max Avarage CPU Load: 5.0 (every time), >5.0 (5 min - 15 min).

Sự Khác Nhau Giữa Cloud Vps và Vps Thường?

Để thấy được những ưu điểm vượt trội của Cloud Server, hãy nghiên cứu bảng so sánh sau giữa hệ thống Cloud Server, VPS và Server riêng về các tính năng và ưu điểm của từng hệ thống:


Cloud Server (Cloud VPS): 

Tính sẵn sàng:

Dữ liệu lưu trữ tập trung trên SAN, không lưu trên máy chủ vật lý.

Dữ liệu được sao lưu (back-up) thường xuyên.

Nếu 1 server vật lý lỗi, Cloud server vẫn hoạt động bình thường và ổn định.

Khả năng mở rộng:

Ngay lập tức khi có nhu cầu mở rộng.

Có thể hạ cấp server nếu thấy không cần thiết sử dụng nhiều tài nguyên như vậy.

Giúp tiết kiệm chi phí với khả năng sử dụng tài nguyên khá linh hoạt.

Chi Phí:

Chỉ phải trả cho những gì bạn sử dụng (CPU, RAM, băng thông…)

Có thể mở rộng hoặc hạ thấp tài nguyên nếu cần để tiết kiệm chi phí

VPS:

Tính sẵn sàng:

Chạy trên máy chủ vật lý

Các server vật lý có thể treo vào các thời gian cao điểm dẫn đến các VPS có thể ngưng hoạt động.

Khả năng mở rộng:

Tài nguyên được ảo hóa và cung cấp cho người dùng.
Do máy chủ vật lý không đủ tài nguyên nên không thể nâng cấp tài nguyên lớn là hạn chế lớn nhất.

Chi Phí:

Trả tiền theo cấu hình VPS

Sử dụng chung máy chủ khiến VPS bị phụ thuộc

Ưu điểm của dịch vụ máy chủ ảo Cloud VPS trên nền tảng điện toán đám mây

Cloud VPS không bị gián đoạn khi có node vật lý bị lỗi vì hạ tầng điện toán đám mây bao gồm tập hợp nhiều node khác nhau (Storage Multipath, Servers Farm, Network Redundancy…)
Nâng cấp cấu hình VPS không làm gián đoạn dịch vụ do tính năng Hot-Add và Hot-Swap của hệ thống.

Tài nguyên trên hạ tầng điện toán đám mây gần như không giới hạn, khách hàng có thể mở rộng cấu hình của Cloud VPS (CPU, RAM, HDD…) bất kỳ lúc nào.

Trên nền tảng điện toán đám mây, khách hàng thậm chí có thể xây dựng các trung tâm dữ liệu ảo (Virtual Data Center), bao gồm các thiết bị mạng ảo (Virtual Network), máy chủ ảo (Cloud VPS), tường lửa ảo (Virtual Firewall). Cân bằng tải ảo (Virtual Loadbalancer)…

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Cần Lưu Ý Gì Khi Chọn Web Hosting Hoặc Vps?

Tôi chắc chắn có nhiều người không thể phân biệt nổi VPS và Web hosting hay còn gọi là Shared hosting, hoặc không biết VPS hay Web hosting phù hợp cho website của mình, sau đây tôi xin tư vấn cho các bạn được rõ.


Web hosting 

Là một vùng trên một ổ cứng của một “tòa nhà” có tên là Server, máy chủ này là một chiếc máy tính trong đó phân các vùng trong ổ đĩa theo gói và theo dung lượng đã định bằng một phần mềm quản lý hosting như Cpanel hoặc DirectAdmin … và mọi cấu hình trên host là cấu hình chung của Server, được giới hạn nguồn tài nguyên nhất định. Một máy chủ có thể phân làm 300 Web hosting.

VPS 

Là một vùng trên ổ đĩa, nhưng có quyền ngang bằng với Server riêng, nó được phân ra bởi một Server vật lý, với một phần mềm tách tài nguyên của máy chủ chính thành các VPS, các VPS thường độc lập hẳn với máy chủ vật lý về nguyên tắc hoạt động, cũng bị giới hạn bởi Dung lượng và băng thông. Một máy chủ vật lý có thể phân được tầm 20 cái VPS.

Sự khác nhau giữ chúng

+ Web hosting có hệ điều hành, nhưng không thể thay đổi được do chung cấu hình Server

VPS không có hệ điều hành, bạn phải cài

+ Web hosting có dung lượng lưu trữ giới hạn, băng thông thấp

VPS thường có băng thông và dung lượng cao hơn

+ Web hosting fixed cứng

VPS thích làm gì thì làm

+ Web hosting đơn giản trong cấu hình, mọi thứ được sắp đặt sẵn

VPS thì đừng mơ, cần phải có trình độ và kinh nghiệm quản lý máy chủ mới có thể xài, không cần thận thì tốn tài nguyên và kém bảo mật!

Nên chọn cái nào?

+ Nếu bạn có trình độ hoặc kinh nghiệm hay kiến thức quản trị hệ điều hành Linux hoặc quản trị máy chủ nói chung, thì nên sắp một em VPS cho nó lành, thích làm gì với em nó thì làm.

+ Nếu bạn chỉ là dân làm web cơ bản và không thể quản trị VPS hay máy chủ, tốt nhất là xài Web hosting

+ Nếu website cần một vài cấu hình đặc biệt, bạn nên dùng VPS

+ Nếu website phát triển mạnh, đông truy cập, cũng nên dùng VPS

+ Nếu bạn muốn tích trữ kinh nghiệm quản trị máy chủ, hãy dùng VPS.

5 Lý Do Bạn Nên Chuyển Vps Sang Cloud Server

Tự động dự phòng

Nếu bạn là người quản lý máy chủ, bạn có muốn nó hoạt động 24/7/365? Chắc chắn rồi! Sẵn sàng 100% là điều tất cả chúng ta đều mong muốn ở một chiếc máy chủ
.
Nếu bạn dùng VPS thì điều này khó được như mong muốn vì bản chất VPS được khởi tạo và phụ thuộc hoàn toàn vào máy chủ vật lý, nên khi máy chủ vật lý gặp sự cố thì chắc chắn VPS của bạn cũng sẽ ngừng hoạt động. Mà đối với máy chủ vật lý thì có vô số lý do để nó ngừng hoạt động ngay cả khi bạn đã phòng vệ tốt nhất như: mất điện, hư hỏng phần cứng, thiên tai lũ lụt, virus…

Nếu bạn ở trên “mây” thì bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về tính sẵn sàng của nó vì bản chất Cloud Server không phụ thuộc vào một máy chủ vật lý riêng biệt nào cả. Khi một máy chủ vật lý trong cụm máy chủ tạo nên hạ tầng cloud gặp sự cố thì cơ chế dự phòng cho phép các máy chủ vật lý khác tự động thay thế, đảm bảo hệ thống luôn luôn sẵn sàng.


Lợi ích của sự linh hoạt

Hiện tại bạn cần bao nhiêu tài nguyên cho dữ liệu của mình? Sau 1 năm nữa bạn sẽ cần bao nhiêu? 3 năm nữa? 5 năm nữa? …

Có lẽ bạn sẽ nhanh chóng trả lời được câu hỏi đầu tiên và khó có thể trả lời được những câu hỏi đằng sau. Thị trường, chính sách, công nghệ rồi sẽ phát triển và tác động đến hoạt động kinh doanh của bạn, bạn không thể biết được trong tương lai quy mô của mình sẽ mở rộng đến đâu. Đối với VPS, nguồn tài nguyên của 1 máy chủ vật lý là có giới hạn và phải chia sẻ cho nhiều khách hàng khác nhau, nếu bạn muốn nhiều hơn thì phải chuyển sang một máy chủ vật lý khác, điều này sẽ tốn thời gian, dịch vụ của bạn sẽ bị gián đoạn. Còn đối với Cloud Server, sự mở rộng hay thu hẹp tài nguyên là không giới hạn và thực hiện gần như là ngay lập tức. Do vậy, dù kế hoạch, chiến lược phát triển của bạn trong tương lai có như thế nào thì Cloud Server vẫn đáp ứng được.

Tài nguyên thực sự

Bạn có biết rằng khi sử dụng VPS thì lượng tài nguyên mà bạn đã trả tiền để sử dụng vẫn không được đảm bảo? Vì nhiều VPS được đặt trên cùng một máy chủ vật lý, nên khi nhu cầu của một khách hàng trên cùng node với bạn cao hơn tài nguyên mà họ được phép sử dụng thì họ sẽ phải lấn sang VPS của bạn, máy chủ của bạn sẽ bị thiếu hụt tài nguyên, đặc biệt là trong những giờ cao điểm.
Với Cloud Server thì bạn không cần phải lo lắng đến điều đó vì nguồn tài nguyên của bạn không bị chia sẻ với bất kỳ ai và hoạt động của các máy chủ khác không hề ảnh hưởng đến Cloud Server của bạn.

Hiệu suất hoạt động

Không phải ngẫu nhiên mà “đám mây” lại trở thành xu thế trong thời đại của chúng ta và được ứng dụng ở hầu hết các lĩnh vực. Công nghệ điện toán đám mây dựa trên kiến trúc phân phối, tận dụng các nguồn tài nguyên nhàn rỗi nơi này để tập trung xử lý công việc đang có nhu cầu ở nơi khác. Tốc độ tính toán tuyệt vời đó là điều một VPS thông thường không thể cho bạn.

An toàn dữ liệu

Một máy chủ vật lý dù có được bảo vệ tốt đến đâu cũng không thể tránh khỏi những nguy cơ vật lý dẫn đến hư hại, hỏng hóc và bạn có nguy cơ bị mất hết dữ liệu. Mặt khác, nếu virus tấn công vào VPS của khách hàng trên cùng node với bạn thì chắc chắn rằng VPS của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Nhưng một khi đã sử dụng công nghệ “đám mây” thực sự của các nhà cung cấp uy tín thì bạn có thể yên tâm rằng dữ liệu của bạn đều được backup online lẫn offline, nên việc hỏng ổ cứng, thiên tai lũ lụt, virus dù có xảy ra cũng không ảnh hưởng đến an toàn dữ liệu của bạn.

Tìm Hiểu Về Thế Giới Máy Chủ Ảo

Thế giới của những máy chủ ảo linh động dựa trên hệ thống phần cứng mạnh mẽ của Cisco và Trung tâm dữ liệu đáng tin cậy của công nghệ ảo hoá.



Sự phát triển chóng mặt của Internet và giao thông đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến thói quen sử dụng, mua sắm hay quản lý trong đời sống con người. Việc thay đổi hành vi sinh hoạt không còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố địa lý đã tác động đến khả năng đáp ứng nhanh những yêu cầu của người dùng của bất cứ nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ nào trên toàn cầu. Khả năng đáp ứng đó cũng song hành cùng với chi phí, năng lực sản xuất và chất lượng dịch vụ của họ. Từ đó sự cạnh tranh được tạo ra không chỉ giới hạn trong phạm vi về năng lực con người nữa, doanh nghiệp phải nhờ đến sự hỗ trợ của máy tính và công nghệ thông tin trong hầu hết các hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình.

Các ứng dụng công nghệ thông tin được tạo ra để đáp ứng nhu cầu của người dùng không bị giới hạn về yếu tố địa lý, tức là các nguồn điện toán khổng lồ như phần mềm, dịch vụ và các dịch vụ sẽ nằm tại các máy chủ ảo trên Internet thay vì trong máy tính gia đình và văn phòng (trên mặt đất) để mọi người kết nối và sử dụng mỗi khi họ cần, tạo ra một xu hướng mới trong ngành công nghiệp máy tính. Từ đó khái niệm điện toán đám mây – cloud computing được ra đời, từ giữa năm 2007. Tuy vậy, thách thức rất lớn cho tất cả các doanh nghiệp hoạt động dựa trên sự hỗ trợ của công nghệ thông tin là làm thế nào để:

Giảm chi phí: Doanh nghiệp sẽ có khả năng cắt giảm chi phí để mua bán, cài đặt và bảo trì tài nguyên.

Sử dụng hiệu quả các tài nguyên máy tính động: Các tài nguyên được cấp phát cho doanh nghiệp đúng như những gì doanh nghiệp muốn một cách tức thời.

Giảm độ phức tạp trong cơ cấu của doanh nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa mà lại phải có cả một chuyên gia IT để vận hành, bảo trì máy chủ thì quá tốn kém.

Tăng khả năng sử dụng tài nguyên tính toán: Một trong những câu hỏi đau đầu của việc đầu tư tài nguyên (ví dụ máy chủ) là bao lâu thì nó sẽ hết khấu hao, tôi đầu tư như thế có lãi hay không, có bị lạc hậu về công nghệ hay không.


Xuất phát từ thực tiễn này, thế giới VPS được tạo ra để giải quyết các vấn đề trên.   Như vậy, để có thể triển khai một ứng dụng (ví dụ một trang Web), bạn phải đi mua/thuê một hay nhiều máy chủ (server), sau đó đặt máy chủ tại các trung tâm dữ liệu (data center) thì nay điện toán đám mây cho phép bạn giản lược quá trình mua/thuê đi. Bạn chỉ cần nêu ra yêu cầu của mình, chúng tôi sẽ tự động gom nhặt các tài nguyên rỗi (free) để đáp ứng yêu cầu của bạn một cách nhanh nhất.

Thế giới VPS là một dịch vụ máy chủ ảo chuyên nghiệp được xây dựng trên hệ thống thiết bị định hướng tương lai của hãng Cisco, chúng bao gồm hệ thống máy chủ mạnh mẽ dựa trên nền tảng Cisco Fabric Computing, điện toán lưới tốc độ cao của Cisco. Với nền tảng cấu trúc này, Cisco đã tạo ra một khối thống nhất trong việc xây dựng một hệ thống tích hợp để tối ưu hiệu năng của một trung tâm dữ liệu. Hệ thống đó được sử dụng để tạo ra các gói dịch vụ trong thế giới VPS với các thành phần như sau:

UCS Manager: chương trình quản lý hạ tầng ảo hóa, bao gồm cả mạng LAN, mạng SAN, máy chủ vật lý và máy chủ ảo hóa. Được thiết kế chuyên biệt, đơn giản hóa thủ tục thiết lập hệ thống đồng thời hỗ trợ quản trị hệ thống với hơn 100 tham số vận hành khác nhau.

UCS Fabric Interconnect và UCS Fabric Extender: mạng hội tụ LAN và SAN trên cùng một sợi cáp 10Gbps – 40G, giảm đến 80% lượng cáp cần sử dụng so với các hãng khác giúp đồng thời đưa số điểm quản trị về một điểm duy nhất. Do đó tối thiểu hóa lỗi vận hành mà vẫn đảm bảo hiệu năng và độ linh hoạt trong cấu hình.

UCS Servers: máy chủ dạng phiến hoặc rack được thiết kế chuyên dụng cho môi trường ảo hóa với các cộng nghệ độc quyền như Extended Memory (tăng dung lượng bộ nhớ lên 4 lần so với thông thường) hay Virtualized Interface Card (kết nối mạng cho máy chủ ảo hóa), v.v… giúp tăng đáng kể hiệu năng và hiệu suất sử dụng thiết bị, giảm chi phí dịch vụ.

Sẩn phẩm chiến lược định hướng tương lai này của Cisco đã được đánh giá trong thực tế triển khai với kết quả thống kê trên toàn cầu như: 1,1 tỷ USD mức giao dịch hàng năm, 7400 khách hàng mua UCS thì có 2620 khách hàng tiếp tục mua sản phẩm này với hơn 350 kênh đối tác ATP cho dòng sản phẩm B-Series (dòng sản phẩm đang được sử dụng để cung cấp dịch vụ tại thegioiVPS), ngoài ra hệ thống sản phẩm này còn lập kỷ lục thế giới về sự thể hiện khi đạt hơn 40 kỷ lục điểm benchmarks cho đến hôm nay.

Từ sự thành công đó giám đốc sẩn phẩm Cisco UCS Mala Srivastava đã từng phát biểu rằng “Tôi rất tự tin về chiến lược DC và khả năng của chúng tôi trong việc dẫn đầu trong thị trường chuyển giao này. Cùng với Virtualization và Cloud, DC là một trong 5 sự ưu tiên của công ty chúng tôi nhằm giúp chúng tôi dẫn dắt sự phát triển và sư hiệu quả của khách hàng và đối tác” 

Các gói sản phẩm được tạo ra trong thế giới VPS cũng kế thừa những ưu việt từ sự thành công của hệ thống thiết bị ưu việt này. Khi sử dụng các dịch vụ và gói sản phẩm của thế giới VPS doanh nghiệp có thể an tâm về những câu hỏi về chi phí và hiệu quả như đã đề cập ở trên như:

Thay vì việc doanh nghiệp phải tính toán xem có nên mở rộng hay không, phải đầu tư bao nhiêu máy chủ thì nay doanh nghiệp chỉ cần yêu cầu “Hey, đám mây, chúng tôi cần thêm tài nguyên tương đương với 1 CPU 3.0 GHz, 128GB RAM…” và đám mây sẽ tự tìm kiếm tài nguyên rỗi để cung cấp cho bạn.

Giảm chi phí: Rõ ràng thay vì việc phải cử một chuyên gia đi mua máy chủ, cài đặt máy chủ, bảo trì máy chủ thì nay bạn chẳng cần phải làm gì ngoài việc xác định chính xác tài nguyên mình cần và yêu cầu.

Giảm độ phức tạp trong cơ cấu: Doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung vào việc sản xuất hàng hóa chuyên môn của mình và giảm bớt được độ phức tạp trong cơ cấu và vận hành hệ thống IT nội bộ. Việc đó hãy để chúng tôi lo.

Tăng khả năng sử dụng tài nguyên: Khi sử dụng tài nguyên tại thế giới VPS thì bạn không còn phải quan tâm tới việc đầu tư tài nguyên (ví dụ máy chủ), khấu hao, đầu tư có lãi hay không, có bị lạc hậu về công nghệ hay không…


Với thế giới VPS doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào kinh doanh lĩnh vực riêng của mình bởi đã có người khác lo cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin thay cho bạn.

7 Thông Số Để Có Thể Biết Được Máy Chủ Tốt Hay Kém

Trạm làm việc chuyên dụng (professional workstation) là các Server cực mạnh, tốc độ xử lý nhanh và dung lượng bộ nhớ lớn, được tối ưu hóa cho các ứng dụng chuyên nghiệp như thiết kế, dựng hình kỹ thuật số, vẽ kiến trúc, mô phỏng động cơ, tính toán khí động học...; những công việc nặng nhọc mà PC thông thường phải mất rất nhiều thời gian hoặc thậm chí không thể làm được.

Các workstation mạnh thường có hai Bộ xử lý  trở lên (càng nhiều càng tốt),  hoạt động ở chế độ đồng bộ (processors symmetrically)


Chipset

Nếu như Bộ xử lý là bộ não của máy tính thì chipset là trái tim. Chipset cho PC chỉ hỗ trợ một Bộ xử lý, chipset trong workstation thường rất mạnh: hỗ trợ nhiều Bộ xử lý; giúp giải quyết vấn đề “thắt cổ chai”, “nghẽn mạch” trong các ứng dụng phức tạp, đòi hỏi năng lực tính toán cao và băng thông dữ liệu lớn, nên chọn CPU có cache từ 8MB – 12MB..

Bo Mạch Chủ (Motherboard)

Bạn nên quan tâm đến thiết kế của Motherboard . Một Motherboard được thiết kế tốt thường phải bố trí và đánh số khe cắm mở rộng hợp lý ,Chân cắm cáp ổ đĩa cứng/mềm, nguồn chính và nguồn phụ phải nằm sát rìa Motherboard để cho khoảng cách dây dẫn là ngắn nhất, dây không bị bắt chéo hay chồng lên thiết bị khác; dễ gây sự cố và cản trở quá trình làm mát hệ thống, Motherboard Server các thương hiệu : Tyan, Dell, HP, SuperMicro, IBM.. hiện nay dùng Chipset Intel làm nền tảng, nên mainboard của chính Intel luôn được đánh giá cao nhất.

Bộ Nhớ Ram

Nên chọn nhãn hiệu RAM nổi tiếng do nhà sản xuất Server khuyến cáo nên dùng, có tốc độ càng cao càng tốt, và không nên dùng lẫn lộn nhiều loại RAM, đặc biệt không nên dùng ram PC cho SERVER mà phải dùng RAM ECC, server dùng main PC không có RAM ECC hỗ trợ thì rất dễ bị phát sinh lỗi sau 720h sử dụng 24/24. ECC = Error Correcting Code, là Ram có bit sửa lỗi, tức là thay vì ram non-ecc có 64 bits thì ram ecc sẽ có 64 bits + 1bit ecc. Ram ECC vì sau mỗi lần đọc có thể check được quá trình đọc có lỗi hay không, nên giảm thiểu lỗi dữ liệu trao đổi qua ram. Ram bình thường có thể phát sinh lỗi sau mỗi vài triệu tác vụ, với Ram ecc, xác suất đó ít hơn nhiều lần, gần như là chính xác tuyệt đối..

Ổ Đĩa Cứng, Bộ Điều Khiển Đĩa Cứng, Raid

Cho dù tốc độ và chất lượng của các ổ cứng đã được cải thiện đáng kể nhưng chỉ có hệ thống RAID mới có đủ tốc độ, khả năng hoạt động ổn định và bền bỉ để đáp ứng nhu cầu lưu trữ và truyền tải dữ liệu cho các workstation chuyên dụng. Ngoài ra, chúng còn rất linh hoạt trong việc bổ sung thêm ổ cứng mỗi khi có một ổ địa bị hư .
Nên mua ít nhất là 2 ổ cứng, rồi thiết lập chế độ RAID 0,1 hoặc từ 3-4 HDD để sử dụng được RAID 5, 10 để tăng tối đa tốc độ truy xuất hay an toàn dữ liệu.

Thùng Máy (Chassis)  & Hệ Thống FAN Tản Nhiệt

Mua chassis giống như làm cái nhà, nhà to rộng, thoáng mát thì luôn luôn tốt. Có thể bạn có nhu cầu thế nào thì nên mua chassis như vậy, tuy nhiên cũng nên lưu ý khả năng nâng cấp lâu dài như có gắn được bao nhiêu HDD khi cần sử dụng RAID 5 (từ 3 HDD), RAID 10 (từ 4HDD) có được không ? khả năng mở rộng hệ thống như nâng cấp bộ nguồn, thay thế mainboard có form size lớn hơn khi nâng cấp công nghệ thì có gắn vừa mainboard lên chassis hay không  (ví dụ 12” x 10”,  12” x 13”) ? Quan trọng nhất hệ thống FAN tản nhiệt hiệu gì  và vòng quay tốc độ (đạt chuẩn 3400rpm-6000rpm) thế nào ? Và có sẵn để thay thế hay không ? Hệ thống FAN tốt quyết định server của bạn sống thọ hay chết yểu tại môi trường datacenter.

Bộ Nguồn Máy Tính

Nguồn phải chọn các bộ nguồn danh tiếng có công suất thực đảm bảo điện cho 1 đến 2 BXL và dàn đĩa cứng RAID : N.T.C thường dùng bộ nguồn chuẩn của các hãng IOK – Zippy Emacs – Acbel – CoolerMaster – SuperMicro .. Bộ nguồn tốt là rất quan trọng, các bộ nguồn 300W hay 350W “hàng chợ” hiện nay thật ra chỉ cung cấp được công suất khoảng 145W-170W và thường là không đủ ổn định để có thể sử dụng trong các phiên làm việc kéo dài với vô số thiết bị gắn thêm. Có một vài thống kê cho thấy khoảng 50% trục trặc của máy tính xuất phát từ bộ nguồn và 70-80% trong số đó xuất phát từ hệ thống làm mát nguồn, vì vậy những bộ nguồn tốt thường có tới hai hệ thống làm mát độc lập.

Lựa Chọn Đừng Nhìn Vào Con Số MHZ!

Nếu chỉ nhìn vào con số tốc độ MHz thì hệ thống Pentium 4 , Pentium D , Pentium Core 2 Dual ,  hay AMD ATHLON 64X2Có vẻ như là hợp lý với tốc độ MHz của CPU rất cao mà giá cả lại thấp, nhưng thực tế thì không phải như vậy , Mổi loại CPU có các kiểu công nghệ chế tạo , ( Ví dụ : Pentium D 3.0 GHZ sẽ chạy thua xa con Core 2 Quard hoặc Core 2 Quard ) rõ ràng là vị trí là “desktop” CPU không được Intel khuyến cáo để dùng cho “workstation”, nguyên nhân chính là từ cấu trúc của CPU “desktop”  và chipset mà nó sử dụng. Khác với các chipset sử dụng cho CPU “desktop”  chỉ có một bus dùng chung nên thường xuyên gây ra hiện tượng nút cổ chai, chipset dùng trong workstation hay server có nhiều bus độc lập (independent bus) với nhiều chipset điều khiển từng chức năng riêng rẽ. Hãy xem kết quả đánh giá hiệu năng của các loại CPU do cộng đồng CNTT quốc tế cung cấp

Tìm Hiểu Cách Cài Đặt Cấu Hình VNC - Server Cho Vps

Cài đặt và cấu hình VNC-Server cho VPS:

Trước tiên bạn cần kiểm tra xem VPS của bạn đã cài VNC chưa, dùng lệnh sau:

rpm -q vnc-server.

Nếu hiện: package vnc-server is not installed tức là chưa cài đặt Bạn tiến hành cài đặt VNC-Server bằng lệnh sau:

yum install vnc-server

Sau khi VNC cài đặt hoàn tất, bạn sẽ cần cài phiên bản giao diện cho VPS bằng lệnh:yum groupinstall "GNOME Desktop Environment"

Để account root có thể truy cập VNC, bạn thực hiện cấu hình cho account này như sau:

Gõ:vncpasswd :Mở file vncservers ở trong thư mục /etc/sysconfig/ bẳng lệnh:
nano -w /etc/sysconfig/vncservers và thêm:VNCSERVERS="1:root" VNCSERVERARGS[1]="-geometry 800x600"



Chạy thử VNC:

service vncserver start
service vncserver stop

Dùng lệnh:
cd ~
cd .vnc
nano -w xstartup
Thêm vào đầu:
unset SESSION_MANAGER
exec /etc/X11/xinit/xinitrc
Hoàn tất và khởi động vnc:
service vncserver start

Cài đặt VNC-Client cho máy trạm:Với hệ điều hành Linux: yum install vnc,Với hệ điều hành Windows:Bạn có thể sử dụng chương trình RealVNC,

Mỗi máy chủ là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, có hệ điều hành riêng, có toàn quyền quản lý root và có thể restart lại hệ thống bất cứ lúc nào. Do vậy, VPS hạn chế 100% khả năng bị tấn công hack local.

VPS dành cho các doanh nghiệp vừa và những trang Web lớn hoặc mã nguồn nặng, nếu chạy trên Share Host sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu. Tuy nhiên, VPS sẽ đòi hỏi người sử dụng phải biết thêm một số kiến thức quản lý như cấu hình server, bảo mật...

Những Hiểu Biết Xung Quanh Máy Chủ Lifecom Super Server

Với những tính năng như khả năng xử lý và mở rộng dễ dàng, độ ổn định cao, nhiều tiện ích trong quản lý cùng với chi phí hợp lý trong tình hình kinh tế khó khăn, máy chủ Lifecom Super đã thu hút được sự quan tâm và lựa chọn của nhiều doanh nghiệp.



Lifecom Super Server được thừa hưởng hầu hết công nghệ từ Supermicro, là thương hiệu Việt gây được uy tín trong thời gian qua. Lifecom Super Server mở ra một cơ hội mới cho việc chọn một máy chủ cho doanh nghiệp.

Máy chủ Lifecom Super với bộ vi xử lý Intel Xeon E5-2600/2400 series cải thiện 80% hiệu suất làm việc so với thế hệ trước, tăng gấp 3 lần khả năng truyền dữ liệu. Cung cấp hiệu năng vượt trội cho các ứng dụng của doanh nghiệp và với thiết kế năng lượng hiệu quả có thể hỗ trợ nhiều CPU, nhiều bộ nhớ và dung lượng dữ liệu đến hàng terabyte, có khả năng mở rộng dễ dàng.

Sử dụng bộ xử lý Intel Xeon E5-2600/2400 Series, Lifecom Super cung cấp hiệu năng hệ thống cao cấp với bộ vi xử lý 8-core và tốc độ 2,9 GHz, lên đến 20 MB bộ nhớ cache L3 và hai tương kết dẫn 8GT/s QPI tối đa hóa việc thực hiện đồng thời của các ứng dụng. Hiệu năng hệ thống thông minh và tích hợp với Intel Turbo Boost Technology 2.0 cho phép các lõi CPU chạy ở tốc độ tối đa trong khối lượng công việc cao.

Để tái khẳng định cam kết của Intel trong việc cung cấp một nền tảng phần cứng an toàn hơn, E5-2600/2400 được tích hợp công nghệ Advanced Encryption Standard New Instruction (Intel AESNI) giúp các hệ thống nhanh chóng mã hóa và giải mã dữ liệu đang chạy trên một loạt các ứng dụng và thao tác. Trong khi Intel Trusted Execution Technology (Intel TXT) tạo nên một nền tảng đáng tin cậy để giảm rò rỉ cơ sở hạ tầng, đề phòng các cuộc tấn công nguy hiểm.

Giảm lượng điện tiêu thụ cũng là vấn đề rất được quan tâm nên Intel Xeon E5-2600/2400 Series cũng tập trung vào việc giảm tổng chi phí cho người sử dụng bằng cách cải thiện hiệu suất năng lượng hơn 50% so với trước. Những bộ vi xử lý này cung cấp các công cụ giám sát và kiểm soát việc sử dụng năng lượng như Intel Node Manager và Intel Datacenter Manager giúp cung cấp năng lượng hoạt động thực, chính xác và các dữ liệu nhiệt đến bảng điều khiển quản lý hệ thống.

Ngoài ra, với CPU Xeon E5 được tích hợp khả năng hoạt động với 4 kênh RAM DDR3 nhưng có thể hỗ trợ lên đến 256 GB RAM. Hiệu suất năng lượng của Xeon E5 2600 cũng giảm 50% so với dòng 5600 trước đó, giải quyết bài toán điện năng trong các Data Center.

Ngoài việc sử dụng ổ đĩa cứng SATA/SAS, Lifecom Super còn có thể sử dụng các ổ đĩa trạng thái rắn (SSD) thay vì ổ đĩa truyền thống (ổ cứng quay) có thể cải thiện đáng kể hiệu năng I/O. Ổ SSD có thể hỗ trợ lên đến hơn 100 lần các hoạt động I/O mỗi giây (IOPS) so với một ổ cứng thông thường. Với sức mạnh tính toán bộ vi xử lý Intel Xeon E5-2600/2400 Series bạn có thể giảm chi phí trong khi vẫn duy trì tốc độ và độ tin cậy cao. Ứng dụng cho cơ sở dữ liệu, ảo hóa, các ứng dụng doanh nghiệp, file server, email, web,…. và các ứng dụng điện toán đám mây. Mặt khác, Lifecom Super hỗ trợ RAID đảm bảo an toàn cho việc bảo vệ dữ liệu, thời gian hoạt động hệ thống tốt hơn cũng như khả năng Hot-Swap giúp việc thay thế ổ đĩa cứng dễ dàng mà không cần tắt hệ thống.

Chức năng quản lý từ xa IPMI, máy chủ LifeCom Super E5-2600/2400 Series giúp người quản lý không cần phải trực tiếp thao tác tại nơi đặt máy chủ vẫn có thể hoàn toàn quản lý được máy chủ. Ngoài ra, hệ thống cảnh báo sớm sẽ gửi những cảnh báo sớm về hệ thống qua email giúp quản trị viên có thể nắm bắt tình hình máy chủ kịp thời. Từ đó đưa ra những quyết định xử lý sớm nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ shutdown hệ thống.

Dựa trên những tính năng vượt trội của mình có thể cung cấp thời gian hoạt động bền vững để giữ cho các ứng dụng quan trọng và công cụ quản lý toàn diện giúp triển khai hệ thống một.

Với dịch vụ tại chỗ (Onsite Service), được xây dựng từ nền tảng chúng tôi là đối tác Intel Authorized Service Provider (IASP) nếu máy chủ, máy trạm gặp sự cố, khách hàng chỉ cần liên lạc với công ty. Sau khi khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin như tên, mã sản phẩm, ngày mua… cho bộ phận tiếp nhận, trong vòng 8 giờ đồng hồ, kỹ sư sẽ đến tận nơi đặt máy chủ của khách hàng để tiếp nhận thiết bị và làm các thủ tục cần thiết. Dịch vụ bảo hành tận nơi được triển khai tại Hà Nội, TP. HCM và tiếp tục mở rộng trong thời gian sắp tới.

Tìm Hiểu Các Tính Năng Nổi Bật Của Máy Chủ Lifecom Super Server

Khởi đầu từ câu chuyện máy tính xanh, Super Micro Computer, Inc. tọa lạc tại San Jose, USA. Hơn một thập kỷ qua Super Micro Computer, Inc. đã khẳng định được chổ đứng vững chắc trên thị trường công nghệ cao, cho ra đời hàng loạt sản phẩm, giải pháp cực kì tối ưu và hữu ích cho cộng đồng công nghệ mà vẫn bảo đảm sản phẩm chính họ tạo ra luôn mang dấu ấn của một nền công nghệ xanh thân thiện với môi trường làm điểm nhấn cho mỗi sản phẩm được tạo ra.

1. Đa nhiệm vụ, đa hiệu năng

Hệ thống được tích hợp vi xử lí dòng mới nhất là Intel® Xeon® Processor Six Core (12 Threads) E5 - 2620v2 (15M Cache, 2.1 GHz, 7.2 GT/s Intel® QPI) có thể chạy Single Socket hoặc Dual Socket R, CPU phát triển trên nền công nghệ 32nm, công nghệ Turbo có thể đưa CPU lên tốc độ 2.5Ghz, luôn sẵn sàng ở trạng thái đáp ứng được mọi yêu cầu ứng dụng điện toán doanh nghiệp (File Server, Aplication Server, WebServer…) hoặc điện toán đám mây (cloud computing), dể dàng phân chia nhiều máy chủ ảo (Virtual server) cho các doanh nghiệp là Hosting, Datacenter (DC) mà không lo lắng về vấn đề “thắt cổ chai” thường xảy ra ở các dòng CPU thế hệ trước.

Trang bị Mainboard Supermicro X9DRL-IF, Socket R 2011 Dual giúp uyển chuyển linh hoạt bổ sung nhiệm vụ khi cần thiết, phát huy tối đa khi phát sinh yêu cầu cần xử lý cao nhờ vào việc kết nối bộ nhớ có thể nâng cấp lên đến 256GB DDR3 ECC Registered hoặc 96GB Unbuffered.



2. Chi phí giá thành thấp

Trong thời buổi kinh tế khó khăn, cắt giảm chi phí, duy trì hoạt động của doanh nghiệp là bài toán nan giải đến hầu hết các chủ doanh nghiệp hiện nay. Nhưng việc thông tin dữ liệu của DN không được bảo đảm an toàn, quản lý rời rạc lại là bài toán khó khăn hơn gấp bội lần, vậy đâu là giải pháp là đáp án cho vấn đề nêu trên?

Máy chủ Lifecom Super Tower do chúng tôi sẽ là giải pháp, giải quyết vấn đề thông tin DN hiện nay chỉ với chi phí chỉ tầm 21 triệu VNĐ , mức chi phí cực kì tối ưu đồng hành cùng DN trên chặn đường phát triển, quản lý, bảo mật hệ thống thông tin.

3. Tiện ích trong quản lý, an toàn

Công nghệ Raid 0, 1, 5, 10 được tích hợp sẵn trên chiếc máy chủ nêu trên sẽ triệt tiêu được tiềm ẩn thất thoát thông tin quan trọng trong nhiều năm. Dễ dàng truy xuất máy chủ nhờ vào tiện ích IPMI hoàn toàn miễn phí mà không cần quan tâm đến việc bạn đang ở đâu, nơi nào, đơn giản chỉ cần có kết nối Internet vẫn có thể kiểm tra được phần cứng, phần mềm, tình trạng hoạt động máy chủ.

4. Tiết kiệm không gian

Thiết kế kích thước dạng Mid-Tower chỉ tương đương như một chiếc máy tính để bàn thông thường, có thể đặt bất cứ đâu trong văn phòng làm việc hoặc góc nhỏ của người quản trị mà không lo sự ồn ào phát ra vì chiếc máy chủ đã được nhà sản xuất triệt tiêu các tiếng ồn không cần thiết trong khâu thiết  kế sản phẩm.

5. Độ ổn định cao

Bộ nguồn đạt chuẩn công suất thực 500Watt duy trì hệ thống luôn hoạt động ổn định, Chassis CSE-733T-500B hỗ trợ 4x Hot-Plug Drives dễ dàng thay thế khi có sự cố xảy ra mà hệ thống vẫn luôn ở trạng thái hoạt động liên tục 24/24 giúp DN xuyên suốt trong mọi điều kiện

Tìm Hiểu Cách Lựa Chọn Máy Chủ Tốt Cho Seo

Doanh nghiệp của bạn mới muốn ra mắt giới thiệu sản phẩm, dịch vụ để tất cả mọi người biết đến và bạn đã tìm hiểu về SEO thì xin chúc mừng bạn vì đó là một trong những hướng marketing rất hiệu quả như hiện nay. Bạn đang có ý định chỉnh sửa lại trang chủ hoặc thiết kế lại trang web của bạn thì đây chính là thời gian tuyệt vời để nghiên cứu và lựa chọn máy chủ web của bạn. Liệu chúng có cung cấp mọi thứ bạn cần để tối ưu hóa tìm kiếm tốt nhất có thể?

Nhiều người không biết rằng máy chủ web có một tác động đáng kể trong việc duy trì khách hàng và xếp hạng tìm kiếm của bạn. Nếu trang web của bạn chậm và không phản hồi nhanh thì Google sẽ áp dụng một hình phạt nhẹ cho trang web của bạn - điều này có nghĩa là xếp hạng của bạn sẽ thấp hơn so với một trang web nhanh và máy chủ hồi đáp nhanh. Tương tự như vậy, nếu mất nhiều hơn một hoặc hai giây để tải bất kỳ trang nào thì người dùng sẽ bắt đầu rời bỏ trang web của bạn. Nếu trang web của bạn mất nhiều thời gian để tải mà không áp dụng các kịch bản hoặc CSS đúng thì nhiều khả năng người dùng sẽ không đọc nội dung của bạn.

Vậy làm thế nào để lựa chọn một máy chủ web mới giúp cho việc tối ưu tốt nhất có thể? Bạn nên tìm kiếm những gì? Làm thế nào bạn có thể nhận biết được đó là một máy chủ phù hợp với trang web của bạn hay không?



Bước 1: Quyết định xem loại máy chủ nào bạn đang cần

Có hàng loạt các loại máy chủ web nhưng nếu bạn đang chạy một trang web kinh doanh trực tuyến và SEO đóng vai trò quan trọng với bạn thì bạn cần phải tham khảo ba loại máy chủ chính sau đây. Đó là những máy chủ dùng riêng (dedicated host) , máy chủ riêng ảo (virtual private server) và máy chủ chia sẻ web (shared web host).

Ngày nay, Dedicated web hosts được biết đến là lựa chọn tốt nhất. Toàn bộ vị trí máy chủ vật lý là dành riêng cho doanh nghiệp của bạn, rất có thể một máy chủ trong một ngân hàng của các máy chủ trong trung tâm dữ liệu thuộc sở hữu và điều hành bởi công ty hosting của bạn. Bạn không cần phải chia sẻ phần cứng cho bất kỳ ai. Bất kỳ dữ liệu hoặc phần mềm trên máy chủ bạn có thể kiểm soát được. Bạn có thể chọn những hệ điều hành và giới hạn băng thông nếu bạn muốn áp dụng...Đó là một lựa chọn rất đáng tin cậy nhưng nó cũng khá tốn kém. Các tập đoàn lớn thường mua các máy chủ dành riêng cho việc lưu trữ của họ. Trong khi đó các doanh nghiệp nhỏ và các blogger lại tìm cách để kiếm tiền từ trang web của họ thì thường không cần thiết phải tìm một giải pháp tốn kém như vậy.

Virtual private servers (VPS), bạn có thể cài đặt phần cứng máy chủ và chạy đồng thời nhiều máy ảo trên các phần cứng. Khi đó bạn sẽ giống như một công ty cho thuê những máy chủ ảo. Bạn sẽ được nhận khá nhiều phần mềm kiểm soát và bảo mật dữ liệu nhưng bạn thường được giới hạn hệ điều hành và cấu hình cho sự an toàn của những người khác trên phần cứng máy chủ. Tùy chọn này thường ít hơn so với các máy chủ dùng riêng nhưng nó cũng ít tốn kém. Vấn đề duy nhất là một số máy chủ ảo chạy trên phần cứng, tất cả những trang web sử dụng cùng một kết nối - nghĩa là tất cả chúng đều có địa chỉ IP tương tự. Nếu bạn đang dùng chung máy chủ với các trang web spam thì rất có thể bạn sẽ gặp rắc rối với các vấn đề về SEO.

Shared hosts là lựa chọn hạn chế nhất, rẻ nhất và phổ biến nhất cho các doanh nghiệp nhỏ và các blogger. Nó hoạt động tương tự như VPS nhưng không có hệ điều hành ảo chạy trong môi trường closed-off. Trên thực tế, điều này là vô nghĩa, ngoại trừ việc bổ sung nhiều hạn chế về cấu hình và phần mềm. Bạn vẫn có thể gặp vấn đề với địa chỉ IP. Nếu bạn có một ngân sách rất nhỏ thì đây là lựa chọn tốt nhất của bạn. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn đang lựa chọn một máy chủ web có khả năng đáp ứng nhu cầu của bạn.

Bước 2: Tìm hiểu các điều khoản và gán tầm quan trọng

Có một vài khía cạnh quan trọng của máy chủ web mà bạn nên tìm hiểu để đưa ra quyết định. Một số sẽ quan trọng đối với các chủ doanh nghiệp. Dưới đây là những điều khoản quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với SEO nói riêng:

- Băng thông: khi người dùng truy cập trang web của bạn và tải thông tin từ máy chủ web, khi đó băng thông của bạn là lượng dữ liệu có thể tải về từ máy chủ trong một thời gian nhất định. Khi đó bạn sẽ muốn có một kết nối không giới hạn, nếu không trang web của bạn sẽ bị giảm lưu lượng truy cập bởi người dùng không muốn đợi quá lâu để tải nội dung trên trang web của bạn.

- Hệ điều hành: nói chung bạn nên chọn hệ điều hành cho máy chủ của bạn là Linux hoặc Windows. Chọn Windows nếu bạn tin tưởng vào Microsoft hoặc ứng dụng web của bạn chỉ chạy trên Windows. Nếu không bạn có thể chọn Linux bởi nó rẻ hơn và cung cấp nhiều tùy chọn về cấu hình. Phần mềm máy chủ không quan trọng đối với SEO, vì vậy việc lựa chọn hệ điều hành nào chỉ phụ thuộc vào trang web của bạn.

- Địa chỉ IP: trừ khi bạn phải trả tiền cho một máy chủ chuyên dụng, bạn sẽ phải chia sẻ một dải địa chỉ IP với các trang web khác. Bạn cần phải đảm bảo rằng dải địa chỉ IP của bạn không nằm trong dải địa chỉ spam. Việc này không mấy quan trọng nhưng Google cũng đủ thông minh để nhận ra một trang web chất lượng nhưng nó có thể gây ra một số vấn đề khó khăn ban đầu.

- Vị trí địa lý máy chủ: nếu bạn là một doanh nghiệp địa phương tại NewYork thì bạn nên chọn một máy chủ web đặt tại NewYork. Việc chọn vị trí của máy chủ web cũng ảnh hưởng đến tốc độ kết nối và geotargeting (là hình thức quảng cáo dựa vào thuộc tính vị trí của khách hàng).

- Thời gian hoạt động của máy chủ: nếu người dùng cố gắng truy cập vào trang web của bạn và thấy nó không hoạt động, khi đó bạn sẽ không có lợi. Nếu Gooogle đang cố gắng thu thập thông tin trang web của bạn và thấy nó không hoạt động, rất có thể nó sẽ ảnh hưởng lớn đến SEO. Hầu hết các máy chủ web đảm bảo hoạt động gần như 100% nhưng chắc chắn việc máy chủ ngừng hoạt động có thể xảy ra.

- Người xây dựng trang web: nếu bạn có kiến thức về SEO và thiết kế trang web thì bạn nên trả tiền thuê những nhà phát triển để xây dựng trang web của bạn. Sự có mặt hay vắng mặt của người xây dựng trang web là không mấy quan trọng.

Bước 3: Tìm các đánh giá

Khi bạn đã xác định được một vài máy chủ trong tầm ngắm của bạn, bạn nên tìm các đánh giá của những khách hàng thực sự đã sử dụng dịch vụ đó. Khi đó bạn hãy tìm kiếm thông tin phản hồi thực sự của khách hàng trên các diễn đàn và phương tiện truyền thông xã hội.

- Chạy một tìm kiếm với các từ khóa tiêu cực mà bạn có thể thấy trong một đánh giá chung. Chẳng hạn như các từ khóa “Sucks,” “terrible,” “offline" và các từ khóa khác. Các bài viết phương tiện truyền thông xã hội ít khi được tài trợ bởi công ty máy chủ web, do đó bạn có thể nhận được một ý tưởng tốt về công ty của bạn.

- Chạy một tìm kiếm Google trên các diễn đàn web và diễn đàn thảo luận để có thể tìm thấy cả những kinh nghiệm tích cực và tiêu cực. Các diễn đàn được coi là một nguồn lực tốt trong việc đưa ra những thông tin khách quan hơn so với các đánh giá trên trang web.

Bước 4: Chọn một máy chủ

Mỗi máy chủ web chắc chắn sẽ có một vài khách hàng không hài lòng về chúng. Bạn chỉ cần phân loại các ý kiến tiêu cực theo mức độ nghiêm trọng. Chẳng hạn như có người phàn nàn về thời gian chết, hacking, mất dữ liệu hoặc hình phạt của Google quan trọng hơn là mọi người phàn nàn về cách sử dụng phần mềm, cài đặt phần mềm không đúng và lỗi người dùng khác.

Khi bạn có ý tưởng tốt về danh tiếng và hiệu suất của máy chủ mà bạn lựa chọn, bạn có thể chọn trong số những máy chủ tốt nhất cho bạn. Lý tưởng nhất là bạn sẽ có một nền tảng vững chắc để từ đó xây dựng nên một trang web mạnh mẽ.

Vì Sao Nên Thuê Chỗ Đặt Máy Chủ Chứ Không Đặt Máy Chủ Ở Công Ty

Vì sao nên thuê chỗ đặt máy chủ chứ không nên đặt tại công ty?

Đây là câu hỏi của hầu hết những nhà quản trị hệ thống. Nên chọn mua máy chủ về đặt tại công ty hay đi thuê chỗ đặt máy chủ tại datacenter của các nhà cung cấp dịch vụ cho thuê chỗ đặt máy chủ.



Hy vọng qua bài viết này sẽ phần nào trả lời được thắc mắc của những ai quan tâm.

Sau đây chúng ta cùng phân tích 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Đặt server tại công ty hoặc tại nhà.
Máy chủ của bạn chạy 24/24, 1 tháng là 30/31 ngày.
Máy chủ sẽ tiêu tốn khoảng 350-450w điện (có thể hơn - mình lấy khoảng 300w).
300w x 24 x 31 = 223,2 Kw khoảng 400 -450 ngàn.
Thuê bao trọn gói hàng tháng internet vnpt gói F1 tính tại thời điểm ngày 02/12/2014:
Tốc độ  35Mbps/35Mbps   tặng 35% / Tháng chỉ còn : 1,080,000 VND/Tháng
Media Converter VNPT trang bị cho khách hàng
Router (PPPoE) VNPT trang bị cho khách hàng
Miễn phí 1 IP tĩnh.

Hệ thống làm mát điều hòa nhiệt độ hàng tháng trên dưới 4tr -5tr.
Ngoài ra, khi không ai trực tại công ty 24/24, khả năng bảo mật máy chủ, an toàn dữ liệu sẽ giảm đi.

Chưa tính độ ổn định của FTTH
                        Tổng : khoảng 450.000 + 1.080.000 + 4.000.000=5.530.000 đồng.
Trường hợp 2: Khi thuê chỗ đặt server (thuê dịch vụ colocation), lấy bảng giá dịch vụ cho thuê chỗ đặt của VDO làm ví dụ cụ thể.

Máy chủ của bạn vẫn chạy 24/24, 1 tháng là 30/31 ngày.
Công suất điện vẫn 300W
1 IP tĩnh
Cổng cắm mạng lên tới 1 Gbps.
Khả năng online 99,9%
Không gian rack 1 U
Lưu lượng truyền tải không giới hạn
Băng thông trong nước: 100 Mbps
Băng thông quốc tế: 15 Mbps

Ngoài ra các yếu tố như điều hòa, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống bảo mật là miễn phí. Khách hàng còn được tư vấn miễn phí về dịch vụ, khởi tạo miễn phí, được tích hợp SMS báo đề phòng sự cố...

Cộng thêm hỗ trợ kỹ thuật 24/24, đảm bảo an toàn gần như tuyệt đối cho server của bạn. Tuổi đời server sẽ tăng lên rất nhiều vì được đặt trong môi trường datacenter tiêu chuẩn.
Trong khi đó giá của gói trên cũng chỉ là 5.000.000/tháng.

Lợi Ích Từ Việc Thuê Chỗ Đặt Máy Chủ

Những lợi ích của việc sử dụng dịch vụ Thuê chỗ đặt máy chủ là gì?

Câu hỏi này đã có khá nhiều người, doanh nghiệp có nhu cầu đặt máy chủ quan tâm trước khi lựa chọn dịch vụ. Với dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ thì sẽ mang lại cho họ được những lợi ích gì?

Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra cho các bạn thấy những lợi ích thiết thực khi sử dụng dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ là đúng đắn.

Có rất nhiều lợi ích khi các doanh nghiệp sử dụng các cơ sở Thuê chỗ đặt.


1. Lợi ích vật chất

Xây dựng Trung tâm Thuê chỗ đặt là cực kỳ an toàn, thông thường nhà cung cấp có thể khóa tủ hoặc lồng xung quanh rack máy chủ mỗi doanh nghiệp. Thêm vào đó, hầu hết các cơ sở cung cấp video giám sát, bảo mật truy cập được cấp dựa vào việc xác định và giám sát thời gian thực của các đại lý bảo mật. Một số trung tâm an toàn nhất và công nghệ cao thậm chí sử dụng dấu vân tay và phần mềm nhận dạng giọng nói để ai đó có thể vào tòa nhà. Cơ sở Thuê chỗ đặt cũng sử dụng một số các máy dò khói tinh vi nhất và hệ thống phun nước trong trường hợp có hỏa hoạn.

2. Thông tin và hệ thống điện

Khi thuê chỗ đặt các cơ sở cung cấp một loạt các back-up chiến lược để đảm bảo hoàn toàn an ninh thông tin từng kinh doanh và dịch vụ. Đầu tiên, các trung tâm này sử dụng một số loại hệ thống điện dự phòng, bao gồm cả pin và máy phát điện diesel, phòng khi mất điện xảy ra.

Thứ hai, cơ sở Thuê chỗ đặt sử dụng hệ thống dự phòng để tạo ra một loạt các back- up cho tất cả các thông tin được lưu trữ trên các máy chủ. Cuối cùng, các trung tâm này thường sử dụng các kỹ sư làm việc toàn thời gian sẵn sàng hỗ trợ bất cứ sự cố gì hoặc các vấn đề kết nối phát sinh. Đây là một lợi thế khác biệt cho doanh nghiệp nhỏ có thể không có được nếu không đủ các kỹ sư có khả năng công nghệ cao.

3. Hệ thống làm mát

Các sản phẩm công nghệ, đặc biệt là máy tính và máy chủ, tạo ra rất nhiều nhiệt, đặc biệt là khi chúng chạy trong thời gian dài. Khi một số lượng lớn các máy chủ được đặt trong một tòa nhà, chúng tạo ra nhiệt nhiều hơn. Bởi vì điều này, các cơ sở Thuê chỗ đặt cung cấp hệ thống điều hòa không khí mạnh mẽ giúp giữ không khí mát mẻ thích hợp và độ ẩm.

4. Lợi thế kinh tế

Có lẽ một trong những lợi ích lớn nhất cho các doanh nghiệp nhỏ là lợi thế kinh tế khi thuê không gian Thuê chỗ đặt vì băng thông tăng lên từng ngày mà các Datacenter cung cấp. Các doanh nghiệp di chuyển đến các trung tâm dữ liệu an toàn và nhỏ gọn để Thuê chỗ đặt rất có thể nâng cao năng suất của họ mà không sợ bị mất tiền trong thời gian mất điện hoặc trục trặc kỹ thuật. Số tiền để một doanh nghiệp nhỏ thiết lập cơ sở hạ tầng và các hệ thống xung quanh có thể là một vấn đề đáng lo ngại. Thậm chí nó sẽ không có tính khả thi về mặt kinh tế. Thay vào đó, một doanh nghiệp nhỏ nên thuê trung tâm và sử dụng dịch vụ của mình có thể tiết kiệm xấp xỉ 95% chi phí đầu tư.

Với những lợi ích trên khi sử dụng thuê chỗ đặt máy chủ hy vọng rằng các bạn sẽ chọn lựa được cơ sở thuê chỗ đặt máy chủ phù hợp cho đơn vị của mình.

Chúc các bạn thành công!