Hiển thị các bài đăng có nhãn host. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn host. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

Tên Miền Và Hosting Có Nên Mua Cùng Thời Điểm

Mua tên miền và hosting cùng thời điểm hay không? Đây là câu hỏi mà nhiều bạn phải quyết định khi mua tên miền và hosting để đưa website của mình mới thiết kế vào vận hành. Bài viết đưa ra 8 trường hợp và tư vấn thời điểm mua tên miền và hosting hợp lý nhất nhằm đảm bảo tính kịp thời, phù hợp với mọi đối tượng người dùng.



MUA TÊN MIỀN VÀ HOSTING ĐỂ PHÁT TRIỂN MỘT DỰ ÁN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Bạn nên mua cùng lúc sau khi đã hoàn tất giai đoạn thiết kế, kiểm thử và trước thời điểm vận hành chính thức khoảng một đến hai tháng. Tránh trường hợp mua tên miền và hosting trước đến khi dự án hoàn thành thì không phù hợp (thay đổi tên miền, thay đổi đặc tính kỹ thuật yêu cầu hosting, cloud vps, cloud server). Nếu phải mua trước thì bạn nên mua những tên miền thuộc về tên doanh nghiệp, tên chung, hoặc mua bao quanh nhằm đảm bảo vấn đề bản quyền của dự án khi triển khai và chọn những nhà cung cấp tên miền uy tín, chuyên nghiệp.

MUA TÊN MIỀN VÀ HOSTING ĐỂ LÀM WEBSITE GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP 

Bạn mua cùng lúc cả tên miền và hosting trước khi thiết kế website hoặc tốt nhất là chọn nhà cung cấp dịch vụ hosting nào có chương trình mua hosting tặng website hoặc mua tên miền tặng website. Tránh trường hợp thiết kế website xong rồi mới đi tìm mua nhà cung cấp dịch vụ tên miền và hosting hoặc mua trước tên miền. Điều này đảm bảo khi gia hạn sẽ không bị sai sót và mất tên miền (điều xảy ra rất phổ biến khi mua tên miền và hosting lệch thời điểm trong trường hợp này).

MUA TÊN MIỀN ĐỂ BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP

Bạn không cần thiết mua thêm hosting cho mỗi tên miền mua thêm. Mục đích mua nhiều tên miền là để bảo vệ cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trên môi trường mạng.

MUA TÊN MIỀN ĐỂ THỰC HIỆN SEO

Trong trường hợp này, chắc chắn bạn cần mua thêm hosting cùng lúc để tiện cho việc quản lý danh sách website vệ tinh phục vụ dự án.

MUA TÊN MIỀN ĐỂ ĐẦU CƠ VÀ BÁN LẠI

Đối với tên miền Việt Nam

Bạn nên mua kèm hosting để up website nội dung cơ bản nhằm tránh các quy định về thu hồi tên miền không hoạt động từ VNNIC – Trung tâm tên miền Việt Nam. Bạn nào chưa đủ kinh phí để thiết kế web có thể mua hosting tại những nhà đăng ký có tặng kèm website theo chương trình.

Đối với tên miền quốc tế

Bạn không cần thiết mua thêm hosting

MUA HOSTING ĐỂ CHỨA DỮ LIỆU

Bạn không cần thiết mua tên miền, lúc này xem như hosting đóng vai trò nơi lưu trữ dữ liệu và sử dụng địa chỉ IP tĩnh để truy xuất vào.

MUA HOSTING ĐỂ DEMO VÀ PHÁT TRIỂN DỰ ÁN Ở GIAI ĐOẠN BAN ĐẦU

Bạn không cần thiết mua tên miền cùng lúc vì có thể nhu cầu về tên miền và lưu trữ dữ liệu chính thức khi triển khai là khác so với giai đoạn kiểm thử.

MUA HOSTING ĐỂ CHẠY MỘT CHIẾN DỊCH QUẢNG CÁO, TRUYỀN THÔNG NHẤT ĐỊNH

Bạn mua hosting cùng thời điểm với tên miền và ở cùng một nhà cung cấp là giải pháp hiệu quả nhất, tránh việc phải liên hệ quá nhiều đầu mối khi có rắc rối xảy ra trong sự kiện.

KẾT LUẬN

Tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng cũng như tính chất dự án triển khai mà chúng ta nên mua tên miền và hosting cùng lúc hoặc sau một khoảng thời gian nhất định hoặc chỉ mua tên miền hoặc chỉ mua hosting mà thôi.

SSD Web Hosting Dành Cho Doanh Nghiệp

Các công ty và cá nhân có nhu cầu truy cập vào trang web của họ trên World Wide Web sẽ yêu cầu dịch vụ internet lưu trữ. Trên thị trường có nhiều dạng kỹ thuật lưu trữ khác nhau. Một trong những phương pháp thường được sử dụng là SSD Hosting.



SSD viết tắt của Solid State Drives. Các ổ đĩa được sử dụng để tăng tốc hiệu suất của trang web trên internet. Điều này sẽ thu hút số lượng khách hàng lớn bởi vì các trang web có thể truy cập ngay lập tức. Các công nghệ được sử dụng SSD là tương tự với các hệ thống HDD truyền thống. Tuy nhiên, sự khác biệt về tốc độ giữa SSD và HDD là đáng kể. Ổ cứng SSD thường được sử dụng khi khách hàng yêu cầu một không gian web nhỏ hơn và truy cập nhanh hơn.

Công nghệ SSD 

Trong hầu hết các trường hợp SSD Hosting là flash based. Bộ nhớ flash based đại diện cho thiết bị lưu trữ không mất dữ liệu khi tắt nguồn (non volatile). Điều này cho phép người dùng lưu trữ  dữ liệu quan trọng, ngay cả khi không có điện. Về mặt kỹ thuật, các thiết bị lưu trữ SSD sử dụng các tính chất bán dẫn. Nó không bao gồm các thao tác cơ học. Điều này giúp các thiết bị lưu trữ làm việc hiệu quả và âm thầm. Không giống như nhiều kỹ thuât lưu trữ khác, lưu trữ SSD được biết đến gần như không gây tiếng ồn. Mặt khác, thành phần lưu trữ SSD sẽ trông giống như HHD thông thường. Hình dạng các thiết bị lưu trữ SSD có vỏ kim loại và hình dạng chữ nhật được thiết kế theo tiêu chuẩn của ổ đĩa cứng. Các thiết bị lưu trữ SSD có thể được gắn với bất kỳ máy tính, máy tính bảng hoặc máy tính xách tay.

Lợi ích cần thiết 

Lưu trữ SSD có nhiều lợi ích. Lúc đầu, nó được làm bằng vi mạch nhỏ. Các ổ đĩa SSD được sử dụng để lưu trữ dữ liệu trong những chip ổn định, không chứa các thành phần chuyển động. Ngoài ra, các thành phần SSD đặc biệt rất bền. Công nghệ vi mạch mới cho hiệu suất cao, đảm bảo tiêu thụ hiệu năng thấp. Trong khi đó, ổ cứng được thiết kế với các thành phần cơ học cố định. Đồng thời, đèn LED thông thường đòi hỏi rất nhiều điện và được điều khiển bởi tốc độ của máy tính.

Công xuất của SSD Hosting

Khi bạn sử dụng lưu trữ SSD, bạn có thể truyền dữ liệu với tốc độ nhanh hơn. Bởi vì các thiết bị không có các thành phần chuyển động. Thông thường, tốc độ truyền tải sẽ giảm khi số lượng tìm kiếm yêu cầu thông tin từ ổ cứng. SSD không lưu trữ tìm kiếm cường độ cao. Kết quả SSD web hosting là nhanh hơn so với bất kỳ phương pháp HDD đến 67%. Điều này sẽ cho một cái nhìn tổng quan rõ ràng về lý do tại sao bạn nên sử dụng SSD Hosting thay vì kỹ thuật HDD thông thường.

Một cơ hội tuyệt vời cho những người có các ứng dụng dựa trên Web 

Bạn sẽ thấy lưu trữ SSD hữu ích khi các tổ chức, doanh nhiệp hoặc cá nhân phụ thuộc vào việc sử dụng các ứng dụng dựa trên nền tảng web. Bởi vì một mảng lớn của các trang web có thể được triển khai với các kỹ thuật tiên tiến. Những trang web ít có khả năng bị ảnh hưởng bởi treo phần cứng, virus, lỗi mạng hoặc worms. Do đó dữ liệu của bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ mối đe dọa khi bạn sử dung SSD Hosting. Tương tự, các phương pháp đáng tin cậy như lưu trữ SSD sẽ giúp bạn quản lý và điều khiển lưu lượng dễ dàng. Tóm lại, SSD Web Hosting là một cơ hội tuyệt vời cho những doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân có các ứng dụng dựa trên web.

Dùng Hosting Việt Nam Có Thật Sự Tốt Cho Seo?

Cách đây không lâu tôi có đọc bài chia sẽ của một blogger nổi tiến về lĩnh vực WordPress ở Việt Nam với tiêu đề "Website sử dụng hosting Việt Nam có tốt cho SEO như ta tưởng?". Trong bài viết chia sẽ của mình, blogger này viết rằng những website dùng hosting có máy chủ đặt tại Mỹ sẽ lợi hơn cho SEO vì nguyên do: Google Bots nằm có máy chủ đặt ở Mỹ sẽ được lập chỉ mục dữ liệu mau hơn, từ đó có lợi hơn cho SEO.



Không có tài liệu hoặc văn bản chính thức nào về các website có máy chủ đặt ở Mỹ sẽ được lập chỉ mục dữ liệu mau hơn  những website có máy chủ đặt ở quốc gia khác. Vì vậy, bài viết chia sẽ của  blogger này là vô căn cứ. Đa số các bài viết chia sẽ của tôi trên blog có máy chủ đặt ở Việt Nam đều được lập chỉ mục và hiển thị trên Google Search chỉ sau 30 giây đến 1 phút đăng bài. Điều đó chính minh khoảng cách từ Google Bots đến máy chủ web hoàn toàn không phải là vấn đề ở đây.

Tôi công nhận việc Google Bots nó kết nối với máy chủ web của bạn dễ dàng và không gặp lỗi nào sẽ lập chỉ mục dữ liệu mau hơn. Đây là điều hoàn toàn đúng. Nhưng, tốc độ kết nối internet đi quốc tế từ Việt Nam không tệ đến nỗi khiến cho Google Bots phải mất nhiều thời gian để lập chỉ mục dữ liệu như bài chia sẽ của blogger đã viết. Bài viết chia sẽ của  bạn được lập chỉ mục mau hoặc chậm nó còn phụ thuộc vào việc bạn có thường xuyên đăng nội dung mới hay không? Giả dụ website/blog của bạn có nội dung được cập nhật thường xuyên thì sự có mặt túc trực của Google Bots trên website/blog của bạn là điều hiển nhiên.

Câu hỏi liệu vị trí đặt máy chủ web có tác động đến khả năng SEO của website không? Câu trả lời là không. John Mueller – nhân viên của Google, đã khẳng định như vậy khi giải đáp thắc mắc của một webmaster trên Webmaster Central Help:

Trong tìm kiếm, đặc biệt về mục tiêu địa lý, vị trí của máy chủ đóng vai trò rất nhỏ, trong không ít trường hợp nó không ảnh hưởng. Nếu bạn dùng một tên miền quốc tế cao cấp nhất (gTLD) hay một tên miền quốc gia cao cấp nhất (ccTD) cùng với Webmaster Tools, thì chúng tôi chủ yếu sẽ sử dụng tính năng nhắm mục tiêu địa lý dựa vào đó, không phân biệt nơi đặt máy chủ của bạn. Bạn hoàn toàn không cần phải lưu trữ website của mình ở bất kỳ vị trí địa lý đặc biệt nào – hãy sử dụng những gì tốt nhất dành cho bạn và cung cấp cho chúng tôi những thông tin đó thông qua một miền quốc gia cao cấp nhất (ví dụ .vn) hoặc Webmaster Tools.

Hơn thế nữa, trong trang FAQ của Google Webmaster cũng đã ghi rõ ràng:

Nếu bạn có thể dùng một trong những cách thức khác nhau để thiết lập mục tiêu địa lý như công cụ nhắm mục tiêu địa lý của Webmaster Tools hay tên miền quốc gia cao cấp nhất, bạn không cần phải quá lo lắng về vị trí của máy chủ đặt ở đâu. Nhưng, chúng tôi khuyên bạn nên đảm bảo website của bạn được lưu trữ theo cách mà giúp cho người dùng của bạn có thể truy cập vào nó nhanh nhất (thường được thực hiện bằng cách chọn vị trí lưu trữ với gần người dùng của bạn).

Hai lý do trên, chúng ta có thể thấy ngay cả Google cũng khuyên nên chọn vị trí đặt máy chủ web gần với người dùng. Điều đó có nghĩa là nếu website của bạn đa số là người dùng Việt Nam, bạn nên lựa chọn một nhà cung cấp hosting trong nước có server đặt tại Việt Nam để có được tốc độ truy cập tốt nhất cho người dùng và bạn được hổ trợ tốt hơn. Bạn không cần quan tâm đến việc Google Bots được đặt ở nơi nào, nó đang làm gì, nghĩ gì, mà bạn hãy dành nhiều thời gian để chăm sóc người dùng của bạn. Khi mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng, tự khắc Google sẽ ưu tiên tăng thứ hạng website của bạn trên bảng xếp hạng tìm kiếm.

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

Web Hosting Là Gì?

Web hosting hoặc có thể gọi ngắn gọn là hosting là khái niệm chỉ một không gian lưu trữ trên máy chủ đơn vị tính bằng Megabyte (MB). Không gian lưu trữ đó thực chất chính là dung lượng đĩa cứng trên máy chủ. Tuỳ vào gói hosting (package) mà dung lượng sẽ khác nhau. Ví dụ như 100, 500 MB hoặc lên đến hàng Gigabyte (GB). Ngoài dung lượng đĩa cứng, một số yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng: 



Hệ điều hành (OS) của máy chủ: 

Hiện tại có hai loại OS thông dụng là Linux và Windows. Giá cả của một gói hosting bị chi phối khá nhiều vào OS (có thể lên đến 40-50%). Hosting sử dụng Linux sẽ rẻ hơn vài lần so với hosting Windows. Hosting Linux thường sử dụng để chạy các web sử dụng mã nguồn PHP và CSDL MySql. Hosting Windows chạy các mã nguồn viết bằng ASP 3.0, ASP.NET và CSDL MS Access hoặc MS SQL Server.

Băng thông (Bandwidth, BW): 

Là lưu lượng dữ liệu trao đổi qua lại giữa máy chủ và môi trường Internet. Ví dụ bạn chia sẻ một tập tin có kích thước 10 Mb và có 5 người download nó. Thì điều này có nghĩa bạn tốn 10 Mb dung lượng đĩa cứng để lưu trữ tập tin trên và BW của bạn đã sử dụng 5 x 10 = 50 Mb cho 5 người download nó.

Domains add-on: 

Số lượng domain bạn có thể trỏ (point) tới hosting.

Email accounts: 

Số lượng email đi kèm với hosting

FTP accounts: 

Số lượng FTP account bạn có thể tạo và dùng nó upload dữ liệu lên hosting.