Trạm làm việc chuyên dụng (professional workstation) là các Server cực mạnh, tốc độ xử lý nhanh và dung lượng bộ nhớ lớn, được tối ưu hóa cho các ứng dụng chuyên nghiệp như thiết kế, dựng hình kỹ thuật số, vẽ kiến trúc, mô phỏng động cơ, tính toán khí động học...; những công việc nặng nhọc mà PC thông thường phải mất rất nhiều thời gian hoặc thậm chí không thể làm được.
Các workstation mạnh thường có hai Bộ xử lý trở lên (càng nhiều càng tốt), hoạt động ở chế độ đồng bộ (processors symmetrically)
Chipset
Nếu như Bộ xử lý là bộ não của máy tính thì chipset là trái tim. Chipset cho PC chỉ hỗ trợ một Bộ xử lý, chipset trong workstation thường rất mạnh: hỗ trợ nhiều Bộ xử lý; giúp giải quyết vấn đề “thắt cổ chai”, “nghẽn mạch” trong các ứng dụng phức tạp, đòi hỏi năng lực tính toán cao và băng thông dữ liệu lớn, nên chọn CPU có cache từ 8MB – 12MB..
Bo Mạch Chủ (Motherboard)
Bạn nên quan tâm đến thiết kế của Motherboard . Một Motherboard được thiết kế tốt thường phải bố trí và đánh số khe cắm mở rộng hợp lý ,Chân cắm cáp ổ đĩa cứng/mềm, nguồn chính và nguồn phụ phải nằm sát rìa Motherboard để cho khoảng cách dây dẫn là ngắn nhất, dây không bị bắt chéo hay chồng lên thiết bị khác; dễ gây sự cố và cản trở quá trình làm mát hệ thống, Motherboard Server các thương hiệu : Tyan, Dell, HP, SuperMicro, IBM.. hiện nay dùng Chipset Intel làm nền tảng, nên mainboard của chính Intel luôn được đánh giá cao nhất.
Bộ Nhớ Ram
Nên chọn nhãn hiệu RAM nổi tiếng do nhà sản xuất Server khuyến cáo nên dùng, có tốc độ càng cao càng tốt, và không nên dùng lẫn lộn nhiều loại RAM, đặc biệt không nên dùng ram PC cho SERVER mà phải dùng RAM ECC, server dùng main PC không có RAM ECC hỗ trợ thì rất dễ bị phát sinh lỗi sau 720h sử dụng 24/24. ECC = Error Correcting Code, là Ram có bit sửa lỗi, tức là thay vì ram non-ecc có 64 bits thì ram ecc sẽ có 64 bits + 1bit ecc. Ram ECC vì sau mỗi lần đọc có thể check được quá trình đọc có lỗi hay không, nên giảm thiểu lỗi dữ liệu trao đổi qua ram. Ram bình thường có thể phát sinh lỗi sau mỗi vài triệu tác vụ, với Ram ecc, xác suất đó ít hơn nhiều lần, gần như là chính xác tuyệt đối..
Ổ Đĩa Cứng, Bộ Điều Khiển Đĩa Cứng, Raid
Cho dù tốc độ và chất lượng của các ổ cứng đã được cải thiện đáng kể nhưng chỉ có hệ thống RAID mới có đủ tốc độ, khả năng hoạt động ổn định và bền bỉ để đáp ứng nhu cầu lưu trữ và truyền tải dữ liệu cho các workstation chuyên dụng. Ngoài ra, chúng còn rất linh hoạt trong việc bổ sung thêm ổ cứng mỗi khi có một ổ địa bị hư .
Nên mua ít nhất là 2 ổ cứng, rồi thiết lập chế độ RAID 0,1 hoặc từ 3-4 HDD để sử dụng được RAID 5, 10 để tăng tối đa tốc độ truy xuất hay an toàn dữ liệu.
Thùng Máy (Chassis) & Hệ Thống FAN Tản Nhiệt
Mua chassis giống như làm cái nhà, nhà to rộng, thoáng mát thì luôn luôn tốt. Có thể bạn có nhu cầu thế nào thì nên mua chassis như vậy, tuy nhiên cũng nên lưu ý khả năng nâng cấp lâu dài như có gắn được bao nhiêu HDD khi cần sử dụng RAID 5 (từ 3 HDD), RAID 10 (từ 4HDD) có được không ? khả năng mở rộng hệ thống như nâng cấp bộ nguồn, thay thế mainboard có form size lớn hơn khi nâng cấp công nghệ thì có gắn vừa mainboard lên chassis hay không (ví dụ 12” x 10”, 12” x 13”) ? Quan trọng nhất hệ thống FAN tản nhiệt hiệu gì và vòng quay tốc độ (đạt chuẩn 3400rpm-6000rpm) thế nào ? Và có sẵn để thay thế hay không ? Hệ thống FAN tốt quyết định server của bạn sống thọ hay chết yểu tại môi trường datacenter.
Bộ Nguồn Máy Tính
Nguồn phải chọn các bộ nguồn danh tiếng có công suất thực đảm bảo điện cho 1 đến 2 BXL và dàn đĩa cứng RAID : N.T.C thường dùng bộ nguồn chuẩn của các hãng IOK – Zippy Emacs – Acbel – CoolerMaster – SuperMicro .. Bộ nguồn tốt là rất quan trọng, các bộ nguồn 300W hay 350W “hàng chợ” hiện nay thật ra chỉ cung cấp được công suất khoảng 145W-170W và thường là không đủ ổn định để có thể sử dụng trong các phiên làm việc kéo dài với vô số thiết bị gắn thêm. Có một vài thống kê cho thấy khoảng 50% trục trặc của máy tính xuất phát từ bộ nguồn và 70-80% trong số đó xuất phát từ hệ thống làm mát nguồn, vì vậy những bộ nguồn tốt thường có tới hai hệ thống làm mát độc lập.
Lựa Chọn Đừng Nhìn Vào Con Số MHZ!
Nếu chỉ nhìn vào con số tốc độ MHz thì hệ thống Pentium 4 , Pentium D , Pentium Core 2 Dual , hay AMD ATHLON 64X2Có vẻ như là hợp lý với tốc độ MHz của CPU rất cao mà giá cả lại thấp, nhưng thực tế thì không phải như vậy , Mổi loại CPU có các kiểu công nghệ chế tạo , ( Ví dụ : Pentium D 3.0 GHZ sẽ chạy thua xa con Core 2 Quard hoặc Core 2 Quard ) rõ ràng là vị trí là “desktop” CPU không được Intel khuyến cáo để dùng cho “workstation”, nguyên nhân chính là từ cấu trúc của CPU “desktop” và chipset mà nó sử dụng. Khác với các chipset sử dụng cho CPU “desktop” chỉ có một bus dùng chung nên thường xuyên gây ra hiện tượng nút cổ chai, chipset dùng trong workstation hay server có nhiều bus độc lập (independent bus) với nhiều chipset điều khiển từng chức năng riêng rẽ. Hãy xem kết quả đánh giá hiệu năng của các loại CPU do cộng đồng CNTT quốc tế cung cấp
0 nhận xét:
Đăng nhận xét