Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Những Lưu Ý Cần Biết Khi Chọn Mua MAINBOARD

Như tất cả chúng ta đã biết, thành phần quan trọng và phức tạp nhất trong máy tính là Mainboard, hay còn gọi là Motherboard, bo mạch chủ... Được hình thành từ rất nhiều các linh kiện khác nhau, v với nhiều mẫu mã, series cũng như các hãng sản xuất cung cấp khác nhau, việc chọn mua được 1 sản phẩm thực sự vừa ý với nhu cầu sử dụng là 1 điều khá khó khăn. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập tới những yếu tố chủ chốt khi quyết định nên chọn loại Mainboard nào cho phù hợp.



* Kích thước:

Đây là yếu tố cơ bản nhưng cũng ít người để ý đến nhất, họ thường chỉ quan tâm đến tên tuổi của nhà sản xuất và model của mainboard. Trên thực tế, đã có tiêu chuẩn dành riêng về kích cỡ của mainboard và case để có thể tạo nên 1 hệ thống thích hợp.

Hiện nay, phổ biến nhất trên thị trường bo mạch chủ chính là Advanced Technology Extended (ATX) của Intel và các thành phần khác đi kèm.

Về mặt kỹ thuật, thông số này của mainboard không chỉ cho biết kích thước chính xác, mà còn vị trí của các điểm gắn ốc vít trên case, cũng như các bộ phận quan trọng khác. Nếu để ý kỹ, các bạn sẽ thấy rằng trên hầu hết các bo mạch chủ thì CPU, RAM và các cổng giao tiếp ngoài đều ở khá gần nhau. Đơn giản, đó là do các tiêu chuẩn chung. Những bộ phận đó phải cố định ở từng ví trí riêng biệt, nếu không thì các nhà sản xuất case và nguồn khác sẽ không biết phải làm thế nào để đáp ứng cho phù hợp. 

* Socket của Processor – bộ vi xử lý:

Yếu tố cần chú ý tiếp theo là socket hỗ trợ đối với các dòng CPU nhất định. Nếu thông số socket trên mainboard và CPU khác nhau, bạn sẽ không thể sử dụng được. Hiện tại, 2 hãng sản xuất CPU lớn nhất thế giới là Intel và AMD đều có những mẫu bộ vi xử lý và chuẩn socket phù hợp với sản phẩm của họ. Do vậy, các bạn hãy lựa chọn CPU trước rồi những thành phần khác sau.

* Chipset:

Về mặt kỹ thuật, chúng ta có thể hiểu nôm na rằng: chipset là kiểu “giao tiếp” giữa các thành phần như CPU, RAM, VGA và một số thiết bị ngoại vi khác, đồng thời là sự kết hợp của chipset cầu bắc – Northbridge và chipset cầu nam – Southbridge.

Cụ thể hơn, Northbridge đảm nhận nhiệm vụ giao tiếp giữa CPU, RAM, và VGA. Đây cũng chính là nơi bạn sử dụng các tính năng như SLI/CrossFire và DDR3. Trên hầu hết các dòng CPU hiện nay của Intel và AMD, toàn bộ chức năng của Northbridge đều được tập trung trên bộ vi xử lý. Điều này cũng có nghĩa rằng càng ít các thao tác phức tạp dành cho bo mạch chủ và độ trễ ít hơn dành cho bộ vi xử lý khi truy cập tới những thiết bị yêu cầu tốc độ cao như RAM.

Do vậy, sự kết hợp giữa các tính năng, khả năng liên kết và tương thích, các dòng bộ vi xử lý... liên tục xuất hiện đi cùng với nhiều lựa chọn chỉ trong khoảng thời gian ngắn, chúng tôi không thể liệt kê chi tiết và cụ thể về những thông tin này tại đây. Thay vào đó, các bạn chỉ cần để ý kỹ đến những thông số kỹ thuật trên mainboard, và sau đó là tính năng cụ thể của chipset.

* Các lựa chọn khác:

Nhiều nhà sản xuất hiện nay đều cố gắng mang đến cho người sử dụng sản phẩm của họ nhiều lựa chọn về số cổng giao tiếp thiết bị ngoại vi, số lượng khe cắm mở rộng, mức độ ổn định và tỉ lệ bảo hành của từng sản phẩm... Nhưng các bạn đừng quá chú ý vào những con số như vậy, chúng ta chỉ cần dựa trên nhu cầu sử dụng và khả năng khai thác hiệu suất tối đa của mainboard mà thôi. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét