Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Các Thông số Kỹ Thuật Của Chassis server?

Chassis server là gì

Chassis hay còn gọi là thùng máy, nó dùng để bảo vệ các thiết bị phần cứng (Ram, CPU, HDD, Main…) bên trong máy. Đối với máy tính PC thông thường người dùng gọi nó là Case, với máy chủ (server) gọi là Chassis server hay Case máy chủ.



Chassis có 3 dạng chính  là Tower Server, Rack-mount Server và Blade Server được phân biệt rõ ràng bởi kích thước hình dạng và kích thước của thùng máy. Chassis server (case máy chủ) có dạng nằm ngang là Rack Mount , dạng đứng hay dạng tháp là Towerserver , Blade server được thiết kế cho việc triển khai hệ thống server dày đặc.

Chassis máy chủ có các loại như 1U, 2U, 3U, 4U…

Các Chassis server thường được đặt trong tủ Rack, tủ Rack có nhiều kích thước khác nhau như 6U-15U đến 36U, 42U… tùy theo nhu cầu sử dụng.
  
Có  khá nhiều hãng tham gia sản xuất Chassis server (case máy chủ) : Advantech, APTtek, Supermicro, Intel, IBM… Chassis server {case máy chủ}của hãng IBM hay Intel có ưu điểm là chất lượng tốt, đồng bộ cả hệ thống nhưng có các khuyết điểm như giá thành khá cao, khó tìm được linh kiện đồng bộ khi muốn nâng cấp. Supermicro là 1 công ty phần cứng nổi tiếng của Hoa Kỳ, được thành lập từ năm 1993. Chassis server (case máy chủ) của hãng Supermirco thì  được nhiều người lựa chọn nhất do độ bền, chất lượng tốt, chi phí hợp lý, tương thích được với nhiều loại linh kiện khác nhau. Nếu so sánh thì cấu hình  Supermicro mạnh hơn, nếu so sánh sản phẩm của Supermicro và IBM có cấu hình bằng nhau thì giá thành sản phẩm của Supermicro rẻ, hợp lý hơn với người dùng.

Các thông số kỹ thuật của 1 Chassis server (case máy chủ):

Form factor: Là những chỉ dẫn mô tả về kích thước và hình dạng của các thiết bị máy tính theo các tiêu chuẩn công nghiệp. Như Tower, 1U, 2U…

Power Supply: Là nguồn điện cần thiết cho hoạt động của Chassis máy chủ diễn ra bình thường và ổn định. Tuỳ theo dòng của Chassis máy chủ mà có các nguồn điện thích hợp : 260W, 500W, 420W…
Drive Bays: số lượng khe gắn ổ đĩa.

Khe 3.5”: khe tiêu chuẩn dành cho các thiết bị cỡ 2.5”và 3.5” phổ thông như: HDD, FDD, ZIP..thông thường có từ 2 đến 6 khe trong 1 vỏ máy.

Khe 5.25”: khe tiêu chuẩn dành để lắp các thiết bị có kích thước 5.25” phổ thông như: CD, DVD, Function Panel.

Dimensions : kích thước của 1 chassis, được ghi theo dạng  H (height) x W (width) x D (depth).

Những Lưu Ý Cần Biết Khi Chọn Mua MAINBOARD

Như tất cả chúng ta đã biết, thành phần quan trọng và phức tạp nhất trong máy tính là Mainboard, hay còn gọi là Motherboard, bo mạch chủ... Được hình thành từ rất nhiều các linh kiện khác nhau, v với nhiều mẫu mã, series cũng như các hãng sản xuất cung cấp khác nhau, việc chọn mua được 1 sản phẩm thực sự vừa ý với nhu cầu sử dụng là 1 điều khá khó khăn. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập tới những yếu tố chủ chốt khi quyết định nên chọn loại Mainboard nào cho phù hợp.



* Kích thước:

Đây là yếu tố cơ bản nhưng cũng ít người để ý đến nhất, họ thường chỉ quan tâm đến tên tuổi của nhà sản xuất và model của mainboard. Trên thực tế, đã có tiêu chuẩn dành riêng về kích cỡ của mainboard và case để có thể tạo nên 1 hệ thống thích hợp.

Hiện nay, phổ biến nhất trên thị trường bo mạch chủ chính là Advanced Technology Extended (ATX) của Intel và các thành phần khác đi kèm.

Về mặt kỹ thuật, thông số này của mainboard không chỉ cho biết kích thước chính xác, mà còn vị trí của các điểm gắn ốc vít trên case, cũng như các bộ phận quan trọng khác. Nếu để ý kỹ, các bạn sẽ thấy rằng trên hầu hết các bo mạch chủ thì CPU, RAM và các cổng giao tiếp ngoài đều ở khá gần nhau. Đơn giản, đó là do các tiêu chuẩn chung. Những bộ phận đó phải cố định ở từng ví trí riêng biệt, nếu không thì các nhà sản xuất case và nguồn khác sẽ không biết phải làm thế nào để đáp ứng cho phù hợp. 

* Socket của Processor – bộ vi xử lý:

Yếu tố cần chú ý tiếp theo là socket hỗ trợ đối với các dòng CPU nhất định. Nếu thông số socket trên mainboard và CPU khác nhau, bạn sẽ không thể sử dụng được. Hiện tại, 2 hãng sản xuất CPU lớn nhất thế giới là Intel và AMD đều có những mẫu bộ vi xử lý và chuẩn socket phù hợp với sản phẩm của họ. Do vậy, các bạn hãy lựa chọn CPU trước rồi những thành phần khác sau.

* Chipset:

Về mặt kỹ thuật, chúng ta có thể hiểu nôm na rằng: chipset là kiểu “giao tiếp” giữa các thành phần như CPU, RAM, VGA và một số thiết bị ngoại vi khác, đồng thời là sự kết hợp của chipset cầu bắc – Northbridge và chipset cầu nam – Southbridge.

Cụ thể hơn, Northbridge đảm nhận nhiệm vụ giao tiếp giữa CPU, RAM, và VGA. Đây cũng chính là nơi bạn sử dụng các tính năng như SLI/CrossFire và DDR3. Trên hầu hết các dòng CPU hiện nay của Intel và AMD, toàn bộ chức năng của Northbridge đều được tập trung trên bộ vi xử lý. Điều này cũng có nghĩa rằng càng ít các thao tác phức tạp dành cho bo mạch chủ và độ trễ ít hơn dành cho bộ vi xử lý khi truy cập tới những thiết bị yêu cầu tốc độ cao như RAM.

Do vậy, sự kết hợp giữa các tính năng, khả năng liên kết và tương thích, các dòng bộ vi xử lý... liên tục xuất hiện đi cùng với nhiều lựa chọn chỉ trong khoảng thời gian ngắn, chúng tôi không thể liệt kê chi tiết và cụ thể về những thông tin này tại đây. Thay vào đó, các bạn chỉ cần để ý kỹ đến những thông số kỹ thuật trên mainboard, và sau đó là tính năng cụ thể của chipset.

* Các lựa chọn khác:

Nhiều nhà sản xuất hiện nay đều cố gắng mang đến cho người sử dụng sản phẩm của họ nhiều lựa chọn về số cổng giao tiếp thiết bị ngoại vi, số lượng khe cắm mở rộng, mức độ ổn định và tỉ lệ bảo hành của từng sản phẩm... Nhưng các bạn đừng quá chú ý vào những con số như vậy, chúng ta chỉ cần dựa trên nhu cầu sử dụng và khả năng khai thác hiệu suất tối đa của mainboard mà thôi. 

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

Tìm Hiểu Về OpenVZ, Xen, Và VMWare

Máy chủ ảo (Virtual Private Server-VPS) là dạng máy chủ được tạo ra bằng cách phân chia 1 máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau có tính chất như một máy chủ riêng biệt (dedicated server), chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu).Máy chủ ảo được tạo ra bởi công nghệ ảo hóa, tùy thuộc vào công nghệ ảo hóa nào được sử dụng mà các máy chủ ảo có các tính chất chia sẻ tài nguyên khác nhau.



Khi bạn xác định sẽ sử dụng VPS thay vì Shared Hosting, bạn tìm kiếm trên Internet và bắt đầu nhận ra rằng, có rất nhiều loại VPS khác nhau: Windows VPS, Linux VPS, OpenVZ VPS, Xen VPS, VMWareVPS… bạn hoang mang không biết chúng khác gì nhau, cái nào có ưu điểm gì, nhược điểm gì, nên chọn cái nào để phù hợp với nhu cầu của bạn? Thông qua bài viết này, hostnaotot.com mong muốn trả lời cơ bản những thắc mắc đó của bạn, nếu có gì sai sót, các bạn cứ góp ý nhé.

Các thông tin phân loại trên: OpenVZ, Xen hay VMWare thực chất là công nghệ ảo hóa (Virtual Platform) mà nhà cung cấp dịch vụ VPS sử dụng để phân chia 1 máy chủ vật lý thành các máy chủ ảo khác nhau, mỗi công nghệ có ưu nhược điểm riêng như sau:

1. OpenVZ VPS

OpenVZ (Open Virtuozzo) là một hệ thống cấp công nghệ ảo hóa hoạt động dựa trên nhân Linux. OpenVZ cho phép một máy chủ vật lý để chạy nhiều trường hợp hệ điều hành riêng biệt, được gọi là container, máy chủ riêng ảo (VPSS), hoặc môi trường ảo (VES).

OpenVZ không thực sự ảo hóa, nó sử dụng chung 1 nhân Linux đã được sửa đổi và do đó chỉ có thể chạy duy nhất hệ điều hành Linux, như vậy tất cả các máy chủ ảo VPS cũng chỉ có thể chạy được Linux với chung 1 công nghệ và phiên bản Kenel. Tuy nhiên, do không có nhân riêng nên nó rất nhanh và hiệu quả, nhưng đó cũng chính là nhược điểm của nó khi tất cả các máy chủ phải sử dụng chung 1 nhân duy nhất.

Nhược điểm nữa của OpenVZ là việc cấp phát bộ nhớ không được tách biệt, nghĩa là bộ nhớ được cấp phát cho 1 máy chủ VPS này lại có thể bị sử dụng bởi VPS khác trong trường hợp VPS kia yêu cầu. Nó cũng sử dụng hệ thống file dùng chung, vì thế mối VPS thực chất chỉ là 1 Thư mục được change root. Phiên bản mới của OpenVZ cho phép mỗi VPS có thể có hệ thống file system riêng của chính nó. Với việc “ảo hóa” thư mục thành VPS như vậy, có thể copy 1 VPS bằng cách copy thư mục, rồi thay đổi cấu hình phù hợp và start nó lên như 1 VPS mới.

2. XEN VPS

XEN là công nghệ ảo hóa thực sự cho phép chạy cùng lúc nhiều máy chủ ảo VPS trên 1 máy chủ vật lý.

Công nghệ ảo hóa XEN cho phép mỗi máy chủ ảo chạy nhân riêng của nó, do đó VPS có thể cài được cả Linux hay Windows Operating system, mỗi VPS có hệ thống File System riêng và hoạt động như 1 máy chủ vật lý độc lập.

Tài nguyên cung cấp cho máy chủ VPS XEN cũng độc lập, nghĩa là mỗi máy chủ XEN được cấp 1 lượng RAM, CPU và Disk riêng, nó đảm bảo rằng máy chủ VPS của bạn sẽ được cung cấp đủ tài nguyên như lúc đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ.

Do công nghệ XEN yêu cầu tài nguyên vật lý đầy đủ cho mỗi VPS, do đó nhà cung cấp dịch vụ cũng phải tăng cường tài nguyên vật lý trên máy chủ thật, dẫn đến máy chủ VPS sử dụng công nghệ XEN thường có giá đắt hơn công nghệ OpenVZ

3. VMWare VPS

Công nghệ ảo hóa VMWare do công ty VMWare phát triển, nó hỗ trợ ảo hóa từ mức phần cứng. Công nghệ này thường áp dụng cho các công ty lớn như ngân hàng, và ít được sử dụng cho các VPS thương mại bán trên thị trường

Ram Server Là Gì?

So với CPU thì RAM cũng là bộ phận quan trọng không kém và cũng nhận được sự quan tâm từ nhiều người dùng không thua gì CPU. Vì vậy, bài viết lần này hy vọng sẽ mang lại nhiều nhiều thông tin bổ ích đủ để giải đáp những thắc mắc xung quanh RAM server. Ngoài ra còn giúp người dùng hiểu về ý nghĩa các thông số trên một RAM server theo một cách đơn giản nhất.



RAM server là gì?

Hay những dữ liệu mà CPU cần. Đây là linh kiện quyết định số lượng và kích cỡ chương trình  được chạy hay xử lý vào cùng một lúc cũng như lượng dữ liệu có thể truyền tải, xử lý ngay tức thời.

Ý nghĩa các thông số trên RAM server

DDR3 SDRAM (gọi tắt là DDR3)

Là công nghệ ram mới nhất và thông dụng nhất trên thị trường hiện nay, dựa trên thiết kế SDRAM (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động đồng bộ - Synchronous Dynamic Random Access Memory), sử dụng tín hiệu xung nhịp để đồng bộ hóa mọi thứ. DDR là viết tắt của Double Data Rate - Tốc độ dữ liệu gấp đôi, có nghĩa là trong một xung nhịp có thể truyền được hai khối dữ liệu, nên tốc độ truyền dữ liệu nhanh gấp đôi.

Capacity

Là lượng thông tin mà một ram có thể lưu trữ được. Tùy theo từng ram mà có các loại capacity khác nhau như: 2GB, 4GB…

ECC (Error Checking and Correction – kiểm tra và sửa lỗi)

Đây là thành phần căn bản trong hệ thống máy chủ hiện nay. Có hai loại bộ nhớ ECC là unbuffered ECC và registered ECC. Sự khác nhau căn bản giữa 2 loại module bộ nhớ này là các lệnh truy xuất bộ nhớ đối với bộ nhớ unbuffered ECC là trực tiếp giữa khối điều khiển bộ nhớ và module bộ nhớ trong khi đối với bộ nhớ registered ECC, các lệnh truy xuất trước tiên được gửi đến register chip rồi sau đó mới được gửi đến các module nhớ. Xem thêm So sánh ram UDIMM và RDIMM

Bus

Gồm nhiều dây dẫn điện nhỏ gộp lại, là hệ thống hành lang để dẫn dữ liệu từ các bộ phận trong máy tính (CPU, memory, IO devices). BUS có chứa năng như hệ thống ống dẫn nước, nơi nào ống to thì nước sẽ chạy qua nhiều hơn, còn sức nước mạnh hay yếu là do các bộ phận khác tạo ra. Hiện nay thông dụng là các loại RAM có bus 1333 và 1600, những loại có bus cao hơn thường xuất hiện ở những loại ram cao cấp như ram Supermicro, Ram Hynix,...

CAS (Column Address Strobe) hay còn gọi là Độ trễ (Latency)

Là thời gian được tính từ khi dòng lệnh được chuyển xuống thanh ram và nó hồi đáp lại cpu.

Refresh Rate - Tần số làm tươi

Ram máy chủ được tạo nên bởi hàng trăm tế bào điện tử, mỗi tế bào này phải được nạp lại điện hàng nghìn lần mỗi giây vì nếu không dữ liệu chứa trong chúng sẽ bị mất. Chính vì vậy các bộ nhớ động cần phải có quá trình nạp lại, quá trình này vẫn thường được chúng ta gọi là “ refresh – làm tươi”.

Tìm Hiểu Ý Nghĩa Của Các Thông Số Main Server

Nhiều người khi nhìn vào các thông số kĩ thuật của main server sẽ thấy khá rắc rối và phức tạp, dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của một số thông số kĩ thuật trên main server. Để dễ hình dung sẽ lấy một ví dụ main cụ thể:



Ví dụ: Chip Intel P31/ICH7; s/p 3.8Ghz; Socket 775; Bus 1333; PCI Exp 16X; Dual 4DDR400; 3PCI; 4 SATA; 8 USB 2.0; Sound & VGA, Lan onboard.

Chip Intel P31/ICH7 Intel P31: tên dòng sản phẩm. ICHx: ICH là từ viết tắt của I/O Controller Hub, ICH là 1 chipset cầu nam (South Bridge Chipset) có nhiệm vụ quản lý các thiết bị ngoại vi, thông tin từ ngoài vào chipset cầu nam được đưa lên cầu bắc để xử lý và trả kết quả về... thông số x(x =0-9) chỉ là phiên bảng mà thôi. Còn chipset cầu bắc (North Bridge Chipset) là từ viết tắt của Intel Express Chipset, chipset cầu bắc sẽ quản lý việc giao tiếp dữ liệu với CPU server , RAM server và card đồ họa , vì vậy nó rất quan trọng, khả năng xử lý của main server phụ thuộc chipset này rất nhiều.

s/p 3.8Ghz chỉ tốc độ xung tối đa của CPU server mà main server hỗ trợ.

Socket 775 thông số chỉ loại khe cắm của CPU server.

Bus 1333 là tần số hoạt đông tối đa của đường giao tiếp của vi xử lý và main server.

PCI Exp 16X là loại khe cắm card màn hình mà main server hỗ trợ.

Dual 4DDR400 hỗ trợ dual (kênh đôi), 4 khe cắm RAM, tốc độ giao tiếp là 400Mhz, dựa vào thông số này bạn có thể chọn RAM thích hợp để đồng bộ với máy.

3PCI; 4 SATA; 8 USB 2.0 hỗ trợ 3 cổng PCI để lắp thêm các thiết bị giao tiếp với máy tính (card âm thanh, card mạng,...); hỗ trợ 4 khe cắm SATA dành cho ổ cứng; và hỗ trợ 8 cổng cắm USB chuẩn 2.0.
Sound & VGA, Lan onboard trên main server có tích hợp sẵn Sound card, Card màn hình và card mạng.

Ngoài các thông số nêu trên tùy theo dòng main server khác nhau sẽ được nâng cấp lên có nhiều tính năng và thông số kĩ thuật hơn như chức năng tích hợp RAM ECC, tích hợp chạy được các loại RAID nào…

Sau khi tìm hiểu chi tiết và biết được tầm quan trọng của main server trong hệ thống máy chủ, nếu có nhu cầu mua 1 main server thì nên cân nhắc đến nhiều yếu tố để chọn được 1 main server phù hợp với nhu cầu sử dụng của tổ chức hoặc doanh nghiệp của bạn. Hiện nay trên thị trường Main của Server thì có các hãng sản xuất như Asus, SuperMicro, Intel... Đặc biệt hãng Supermicro của Mĩ là hãng sản xuất máy chủ và linh kiện máy chủ rất uy tín, đang là lựa chọn thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì giá thành hợp lý mà vẫn đáp ứng được đầy đủ các tính năng của Server mà 1 nhà quản trị mạng cần. 

Tìm Hiểu Về Máy Chủ Supermicro

Supermicro là một công ty phần cứng về máy chủ (server) thành lập tại Hoa Kỳ vào năm 1993.
Tập đoàn đâ quốc gia này nổi tiếng sự cung ứng đa dạng các thiết bị máy chủ như: bo mạch chủ (motherboard), máy chủ hay còn gọi là server Supermicro, blade servers, chassis (vỏ máy server hay case của máy PC), tải nhiệt (heatsinks)… Các thiết bị của công ty này có chất lượng đa dạng từ trung đến cao cấp.



Cách lựa chọn server Supermicro tốt

Việc lựa chọn 1 server Supermicro tùy thuộc vào nhu cầu làm việc mà lựa chọn 1 server Supermicro phù hợp. Khi mua server người dùng nên chú trọng đến các thông số kỹ thuật và các linh kiện bên trong để lựa chọn được cho phù hợp với nhu cầu làm việc của mình. Các thông số cần chú ý:

Chọn bo mạch chủ (Mainboard) phù hợp

Tùy theo mức chi phí và nhu cầu sử dụng mà lựa chọn mainboard cho thích hợp. Nếu lựa chọn theo chi phí: nếu chi phí ít thì mainboard được chọn sẽ bị hạn chế về công nghệ, tốc độ và  tích hợp sẵn hầu hết các thiết bị cần thiết như VGA, âm thanh, kết nối mạng,… nếu không phải quan tâm đến chi phí thì hãy chọn các loại mainboard đắt tiền. Những loại này thường được tích hợp các thiết bị cao cấp với công nghệ mới nhất và hỗ trợ các CPU có tốc độ cao nhất ở thời điểm hiện tại.

Chọn CPU

Khi chọn CPU ta nên chọn loại nào có socket phù hợp với main và tốc độ bus để có thể khai thác được tối ưu tính năng. 

Chọn RAM

Trước tiên là bạn cần biết loại mainboard và CPU cần dùng. Căn cứ vào khả năng hỗ trợ RAM của mainboard bạn sẽ chọn loại RAM phù hợp với mainboard cả về chủng loại và tốc độ bus. Nếu không quan tâm đến việc chọn linh kiện máy chủ sao cho giảm chi phí thì bạn nên chọn loại RAM có bus tối đa ghi trên báo giá của mainboard là được.
Chọn dung lượng bộ nhớ của máy...


Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Vps Hosting

VPS hosting (Virtual Private Server hosting) là một dịch vụ cung cấp cho bạn phần cứng của một máy chủ web để chia sẻ với những người khác mà không cần chia sẻ phần mềm.tuy nhiên bạn vẫn sẽ chia sẻ CPU, RAM, và băng thông với những người dùng khác. VPS hosting đảm bảo cung cấp về CPU, không gian đĩa, và bộ nhớ. Điều này có nghĩa là bạn có thể cài đặt bất cứ điều gì bạn muốn.



VPS hosting là đắt hơn so với web hosting nhưng nó có thể ít tốn kém hơn so với dedicated server trong khi cung cấp cho bạn một số lợi ích tương tự. Wikipedia nói về "những gì được chia sẻ VPS lưu trữ?": "Một máy chủ riêng ảo (VPS, còn được gọi là Virtual Dedicated Server hoặc VDS) là một phương pháp phân vùng một máy chủ vật lý máy tính thành nhiều máy chủ như vậy mà mỗi có sự xuất hiện và khả năng chạy trên máy chuyên dụng của riêng mình. Mỗi máy chủ ảo có thể chạy hệ điều hành đầy đủ của nó, và mỗi máy chủ độc lập có thể được khởi động lại."

Ưu điểm của VPS hosting?

VPS lưu trữ là rất tốt cho việc lưu trữ nhiều trang web trong một môi trường nơi mà bạn có quyền kiểm soát gần như hoàn toàn trong khi vẫn giữ chi phí của bạn xuống. Bạn có thể cài đặt một module Apache tùy chỉnh hoặc thử một ngôn ngữ lập trình mới. Bạn có thể nhận được trong một và thực hiện những thay đổi chi tiết bằng cách sử dụng dòng lệnh hoặc remote từ xa, nhưng công ty lưu trữ của bạn vẫn thường làm cho nó dễ dàng để quản lý trang web của bạn bằng cách sử dụng một bảng điều khiển ảo hóa chẳng hạn như Virtuozzo Power Panel.

Nhược điểm của VPS hosting?

Nhiều trách nhiệm hơn, bạn có để giữ cho hệ thống ngày và chạy. Nếu phần mềm máy chủ web đi ra với một phiên bản mới để sửa chữa một vấn đề an ninh, bạn phải cập nhật nó để máy chủ của bạn không nhận được hack. Nếu phần mềm máy chủ web bị treo cuối tuần qua, đoán những người được để sửa chữa nó? Điều đó sẽ là bạn, bạn của tôi, không phải là quản trị viên thân thiện xử lý những người chia sẻ lưu trữ máy chủ web.
Ít tài nguyên hơn dành riêng. Mặc dù bạn có được một phần nhất định của phần cứng của máy chủ, có rất ít nguồn lực hơn nếu bạn có máy chủ chuyên dụng của riêng của bạn.

Thuê Vps Nước Ngoài Có Tính Năng Gì?

Máy chủ ảo, Server ảo  hay VPS Server là viết tắt của từ Virtuaral Private Server (VPS) thích hợp cho việc xây dựng hệ thống, Share Hosting, Mail Server, Web Server, Backup/Storage Server,... dùng riêng hoặc truyền tải file dữ liệu giữa các chi nhánh với nhau một cách dễ dàng, nhanh chóng thuận tiện và bảo mật, dễ dàng nâng cấp tài nguyên và tái tạo lại hệ điều hành khi gặp sự cố hệ thống với thời gian thực hiện rất nhanh mà hoàn toàn không cần cài đặt lại từ đầu.


VPS đứng giữa dịch vụ shared web hosting (share hosting) và dịch vụ thuê máy chủ riêng (dedicated server). 

VPS cho phép khách hàng có nhiều điều chỉnh với hệ thống của họ. Họ có thể cài đặt nhiều phần mềm và lựa chọn hệ điều hành họ muốn.

Ngoài ra, khách hàng còn được cho phép truy nhập vào các chức năng bên trong của hệ thống như khởi động lại VPS, tắt VPS. Khách hàng được hưởng lợi nhiều hơn từ việc có thể thay đổi linh hoạt các thông số kỹ thuật cho phù hợp với nhu cầu. 4 thông số chính của một dịch vụ VPS khách hàng có thể thay đổi linh hoạt là: dung lượng RAM, dung lượng ổ cứng (HDD), tốc độ bộ vi xử lý (CPU), dữ liệu lưu chuyển (data transfer).

Thuê vps nước ngoài có những tính năng gì? 

- Kết nối Internet với 01 IP tĩnh và được cài đặt sẵn hệ điều hành tùy chọn.

- Miễn phí cài đặt: Windows 2003 / Windows 2008 / Centos 5 / IIS6 / IIS7 / Apache.

- Quản trị từ xa và cài đặt các phần mềm theo nhu cầu mà không giới hạn số lượng tên miền sử dụng.

- Nâng cấp tài nguyên nhanh chóng, dễ dàng mà không làm gián đoạn dịch vụ.

- Miễn phí Controlpanel Hosting: Plesk / Kloxo / Websitepanel .

Những Ưu Điểm Khi Sử Dụng Máy Chủ Ảo

1. Vps là gì?

Máy chủ ảo (Virtual Private Server - VPS) là phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo. Trong khi trên 1 server chạy Share Host thì có thể có hàng trăm tài khoản cùng chạy 1 lúc, nhưng trên server chạy VPS thì con số chỉ bằng 1/10. Do vậy, VPS có hiệu năng cao hơn Share Host rất nhiều lần.

- Trên một server chạy Share Host có nhiều Website chạy chung với nhau, chung tài nguyên máy chủ, nếu 1 Website bị tấn công Ddos, botnet quá mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến các Website khác cùng server, riêng server VPS, nếu một tài khoản VPS bị tấn công thì mọi tài khoản VPS khác trên server đều không bị ảnh hưởng.



Những ưu điểm khi sử dụng dịch vụ máy chủ ảo của chúng tôi:

- Kích hoạt sử dụng nhanh chóng.

- Tiết kiệm và tối ưu chi phí cho việc duy trì dịch vụ máy chủ riêng.

- Toàn quyền quản lý máy chủ (Root Access, Reboot, Console, Build, Rebuild, Shutdown, Restart, Logs .etc)

- Chính sách hỗ trợ giảm giá dịch vụ bản quyền cPanel, Plesk, Directadmin, CloudLinux và quản trị máy chủ khi sử dụng dịch vụ VPS.

- Hỗ trợ các tính năng cao cấp như High Availability, Flexibility, Autoscaling, Load Balancer, Snapshot, Backup, Automated Tiered Storage.

- Sử dụng phần cứng máy chủ và hệ thống lữu trữ dữ liệu tập trung chuyên dụng SAN (Storage Area Network).

- Dễ dàng nâng cấp và quản lý máy chủ qua giao diện web-based.

- Hỗ trợ tối đa các hệ điều hành CentOS, Windows Server, FreeBDS, Ubuntu, Debian, etc.

- Hệ thống được thiết kế với nhiều lớp bảo vệ giúp tăng khả năng bảo mật thông tin dữ liệu.

Khái Niệm Về Cloud Vps - Những Tính Năng Nồi Bật Của Cloud Vps

Cloud VPS: là máy chủ ảo được triển khai trên nền điện toán đám mây, hoạt động trên nhiều kết nối máy chủ vật lý khác nhau. Điều này cho phép bạn có thể truy cập nhanh đến một nguồn cung cấp không giới hạn, môi trường lưu trữ truyền thống các nguồn tài nguyên này thường bị giới hạn trong một server vật lý...



Tính sẵn sàng:

Dữ liệu lưu trữ tập trung trên SAN, không lưu trên máy chủ vật lý.

Dữ liệu được sao lưu (back-up) thường xuyên.

Nếu 1 server vật lý lỗi, Cloud server vẫn hoạt động bình thường và ổn định

Khả năng mở rộng:

Ngay lập tức khi có nhu cầu mở rộng.

Có thể hạ cấp server nếu thấy không cần thiết sử dụng nhiều tài nguyên như vậy.

Giúp tiết kiệm chi phí với khả năng sử dụng tài nguyên khá linh hoạt.

Chi Phí:

Chỉ phải trả cho những gì bạn sử dụng (CPU, RAM, băng thông…).

Có thể mở rộng hoặc hạ thấp tài nguyên nếu cần để tiết kiệm chi phí.

Thuận tiện trong việc quản lý

Các dịch vụ VPS thông thường hiện nay đa số chỉ cung cấp cho khách hàng tài khoản admin hay root để khách hàng truy cập từ xa. Các công việc như khởi động , backup, cài lại OS thì khách hàng phải gửi yêu cầu lên nhà cung cấp dịch vụ. Có chỗ làm miễn phí nhưng cũng có chỗ tính phí. Nói chung là khách hàng không được chủ động.

Còn trên VPS cloud, khách hàng được cung cấp tài khoản portal, khách hàng có thể chủ động khởi động, tắt, backup, cài lại OS từ image ở local hoặc có sẵn trên hệ thống. Khách hàng sẽ được chủ động trong mọi tình huống.