Máy chủ hay máy chủ là một hệ thống PC được xây dựng dựa trên cơ sở việc đáp ứng được thời gian hoạt động lâu dài và có khả năng tải cao trước các yêu cầu truy xuất, cập nhật dữ liệu từ các máy khác trong mạng LAN.
Các thành phần cấu thành nên máy chủ thường là các thiết bị có độ tin cậy cao hơn so với các linh kiện của các máy PC thông thường, do đó giá thành của chúng có sự chênh lệch khá nhiều so với các PC. Các thành phần chính của Máy chủ như bo mạch chủ, CPU, RAM, HDD đều được thiết kế với các giao tiếp có tốc độ cao, chống lỗi, chịu tải cao mà các thiết bị rời khác không có được. Dĩ nhiên bạn vẫn có thể dùng một Desktop PC có cấu hình cao để nâng cấp nó thành một máy chủ với một chi phí rẻ hơn, nhưng những khả năng đáp ứng của nó sẽ không thể và không bao giờ bằng hiệu năng của một máy chủ chuyên dùng đã được thử nghiệm thực tế trong dây chuyền sản xuất của các hãng sản xuất.
Chúng ta thử tìm hiểu và phân tích những điểm khác biệt về phần cứng, những thành phần quyết định khả năng hoạt động của hệ thống máy chủ.
Bo mạch chủ (Mainboard)
Nếu như các bo mạch chủ của PC thông thường đa số chạy trên các dòng chipset cũ như Intel 845, 865 hay các dòng mới Intel 945, 975,... thì các Chipset của các Board mạch chủ của Máy chủ thông dụng sử dụng các chipset chuyên dùng như Intel E7520, Intel 3000, Intel 5000X,.... với khả năng hỗ trợ các giao tiếp tốc độ cao như RAM ECC, HDD SCSI - SAS, Raid hay hỗ trợ gắn nhiều CPU dòng Xeon,....
Bộ vi xử lý (CPU)
CPU Xeon các PC thông thường bạn dùng các Socket dạng 478, 775 với các dòng Pentium 4, Pentium D, Duo core, Quadcore thì các dòng CPU dành riêng cho máy chủ đa số là dòng Xeon với kiến trúc khác biệt hoàn toàn, hoạt động trên các socket 771, 603, 604 với dung lượng cache L2 cao, khả năng ảo hóa cứng, các tập lệnh chuyên dùng khác... Một số máy chủ dòng cấp thấp vẫn dùng CPU Socket 775 làm vi xử lý chính của chúng.
Bộ nhớ (RAM): các loại RAM mà bạn thường thấy trên thị trường là các loại DDR RAM I, II có Bus 400, 800,... trong khi đó RAM dành cho Máy chủ cũng có những loại như vậy nhưng chúng còn có thêm tính năng ECC (Erorr Corection Code) giúp máy bạn không bị treo, dump màn hình xanh khi có bất kỳ 1 bit nào bị lỗi trong quá trình xử lý dữ liệu. Hơn nữa, các RAM loại này còn có khả năng tháo lắp nóng để thay thế khi bị hư hỏng mà bạn sẽ không cần phải tắt hệ thống. Dĩ nhiên, để sử dụng loại RAM này thì bo mạch chủ phải hỗ trợ chuẩn RAM mới này.
SAS và SATA HDD
Khác với các HDD của máy PC thường có giao tiếp IDE, SATA I, SATA II với tốc độ vòng quay đạt con số cao nhất 7200RPM và tốc độ đạt 300MB/s, các HDD dành cho Máy chủ hoạt động trên giao tiếp SCSI hay SAS (Serial Attached SCSI) có băng thông cao hơn (600MB/s) và sở hữu một tốc độ vòng quay cao hơn gần 30% (10.000RPM) hay một số ổ SAS mới còn đạt được con số 15.000 RPM giúp tăng tốc tối đa tốc độ đọc/ghi dữ liệu và khả năng kết nối nhiều thiết bị SAS khác trong hệ thống mạng LAN của doanh nghiệp.
Bo điều khiển Raid (Raid controller)
RAID SAS Card
Đây là thành phần quan trọng trong một Máy chủ hiện đại, bo điều khiển này sẽ kết hợp các ổ cứng thành một thể thống nhất với những cơ chế sao lưu, chống lỗi giúp dữ liệu của bạn luôn được an toàn khi có các trục trặc vật lý xảy ra. Tùy theo các bo mạch, khả năng hỗ trợ các mức Raid khác nhau nhưng thông thường Raid 1 và Raid 5 là 2 mức phổ biến trong hầu hết các máy chủ. Một số bo mạch máy chủ đã tích hợp chip điều khiển này nên bạn có thể không cần trang bị thêm.
Bộ cung cấp nguồn (PSU)
Thành phần cung cấp năng lượng cho các thiết bị bên trong giữ vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của máy chủ, chính vì thế các dòng máy chủ chuyên dùng thường đi theo những bộ nguồn công suất thực cao có khả năng thay thế hay dự phòng khi bộ nguồn chính bị lỗi - với các máy chủ bạn tự lắp ráp, lưu ý hãy chọn những nhãn hiệu có uy tín trên thị trường như CollerMaster, Acbel, Hunky,... không dùng những bộ nguồn giá rẻ, công suất ảo đang tràn ngập trên thị trường như hiện nay, lựa chọn đúng sẽ giúp bạn bảo vệ các thiết bị khác tăng tuổi thọ và giữ cho hệ thống được trước những thay đổi của nguồn điện.
Qua các thông tin ở trên, ta có thể nhận thấy sự khác biệt rõ rệt giữa một hệ thống Desktop thông thường và một hệ thống Máy chủ chuyên dụng để nhận thấy những khả năng hoạt động vượt trội của nó so với các PC thông thường. Bây giờ, nếu bạn nhận thức được giá trị của một máy chủ thì việc chọn lựa Máy chủ đó cho doanh nghiệp mình cũng khá khó khăn bởi một rừng các loại máy chủ của các hãng khác nhau từ những thương hiệu vốn đã nổi tiếng như HP, IBM, Dell, SUN cho đến những thương hiệu khác tín do các nhà sản xuất trong nước cung cấp như FPT, CMS, T&H,... Lựa chọn máy chủ đúng loại mình cần sẽ giúp doanh nghiệp bạn tên yâm sử dụng, khai thác chúng với một mức chi phí tiết kiệm nhất.