Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

Dùng Hosting Việt Nam Có Thật Sự Tốt Cho Seo?

Cách đây không lâu tôi có đọc bài chia sẽ của một blogger nổi tiến về lĩnh vực WordPress ở Việt Nam với tiêu đề "Website sử dụng hosting Việt Nam có tốt cho SEO như ta tưởng?". Trong bài viết chia sẽ của mình, blogger này viết rằng những website dùng hosting có máy chủ đặt tại Mỹ sẽ lợi hơn cho SEO vì nguyên do: Google Bots nằm có máy chủ đặt ở Mỹ sẽ được lập chỉ mục dữ liệu mau hơn, từ đó có lợi hơn cho SEO.



Không có tài liệu hoặc văn bản chính thức nào về các website có máy chủ đặt ở Mỹ sẽ được lập chỉ mục dữ liệu mau hơn  những website có máy chủ đặt ở quốc gia khác. Vì vậy, bài viết chia sẽ của  blogger này là vô căn cứ. Đa số các bài viết chia sẽ của tôi trên blog có máy chủ đặt ở Việt Nam đều được lập chỉ mục và hiển thị trên Google Search chỉ sau 30 giây đến 1 phút đăng bài. Điều đó chính minh khoảng cách từ Google Bots đến máy chủ web hoàn toàn không phải là vấn đề ở đây.

Tôi công nhận việc Google Bots nó kết nối với máy chủ web của bạn dễ dàng và không gặp lỗi nào sẽ lập chỉ mục dữ liệu mau hơn. Đây là điều hoàn toàn đúng. Nhưng, tốc độ kết nối internet đi quốc tế từ Việt Nam không tệ đến nỗi khiến cho Google Bots phải mất nhiều thời gian để lập chỉ mục dữ liệu như bài chia sẽ của blogger đã viết. Bài viết chia sẽ của  bạn được lập chỉ mục mau hoặc chậm nó còn phụ thuộc vào việc bạn có thường xuyên đăng nội dung mới hay không? Giả dụ website/blog của bạn có nội dung được cập nhật thường xuyên thì sự có mặt túc trực của Google Bots trên website/blog của bạn là điều hiển nhiên.

Câu hỏi liệu vị trí đặt máy chủ web có tác động đến khả năng SEO của website không? Câu trả lời là không. John Mueller – nhân viên của Google, đã khẳng định như vậy khi giải đáp thắc mắc của một webmaster trên Webmaster Central Help:

Trong tìm kiếm, đặc biệt về mục tiêu địa lý, vị trí của máy chủ đóng vai trò rất nhỏ, trong không ít trường hợp nó không ảnh hưởng. Nếu bạn dùng một tên miền quốc tế cao cấp nhất (gTLD) hay một tên miền quốc gia cao cấp nhất (ccTD) cùng với Webmaster Tools, thì chúng tôi chủ yếu sẽ sử dụng tính năng nhắm mục tiêu địa lý dựa vào đó, không phân biệt nơi đặt máy chủ của bạn. Bạn hoàn toàn không cần phải lưu trữ website của mình ở bất kỳ vị trí địa lý đặc biệt nào – hãy sử dụng những gì tốt nhất dành cho bạn và cung cấp cho chúng tôi những thông tin đó thông qua một miền quốc gia cao cấp nhất (ví dụ .vn) hoặc Webmaster Tools.

Hơn thế nữa, trong trang FAQ của Google Webmaster cũng đã ghi rõ ràng:

Nếu bạn có thể dùng một trong những cách thức khác nhau để thiết lập mục tiêu địa lý như công cụ nhắm mục tiêu địa lý của Webmaster Tools hay tên miền quốc gia cao cấp nhất, bạn không cần phải quá lo lắng về vị trí của máy chủ đặt ở đâu. Nhưng, chúng tôi khuyên bạn nên đảm bảo website của bạn được lưu trữ theo cách mà giúp cho người dùng của bạn có thể truy cập vào nó nhanh nhất (thường được thực hiện bằng cách chọn vị trí lưu trữ với gần người dùng của bạn).

Hai lý do trên, chúng ta có thể thấy ngay cả Google cũng khuyên nên chọn vị trí đặt máy chủ web gần với người dùng. Điều đó có nghĩa là nếu website của bạn đa số là người dùng Việt Nam, bạn nên lựa chọn một nhà cung cấp hosting trong nước có server đặt tại Việt Nam để có được tốc độ truy cập tốt nhất cho người dùng và bạn được hổ trợ tốt hơn. Bạn không cần quan tâm đến việc Google Bots được đặt ở nơi nào, nó đang làm gì, nghĩ gì, mà bạn hãy dành nhiều thời gian để chăm sóc người dùng của bạn. Khi mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng, tự khắc Google sẽ ưu tiên tăng thứ hạng website của bạn trên bảng xếp hạng tìm kiếm.

Bí Quyết Đầu Tư Tên Miền Hiệu Quả

Đối với doanh nghiệp hoặc cá nhân tên miền là thương hiệu số, tài sản vô hình trên Internet. Giá trị của nó có thể bằng hoặc lớn hơn gấp nhiều lần so với tài sản hữu hình. Nếu website là ngôi nhà thì tên miền giống như địa chỉ của ngôi nhà. Tên miền cùng với website là một công cụ kinh doanh vô cùng hiệu quả nếu như doanh nghiệp hoặc cá nhân hiểu được tầm quan trọng của chúng.



Chắc hẳn bạn từng nghe đến thông tin về những vụ chuyển nhượng tên miền đình đám có giá trị lên đến hàng chục triệu đô như Youtube.com. Những tên miền này có được giá trị là do họ đã tạo được cộng đồng rất lớn trên chính tên miền của mình, tên miền đã có doanh thu từ hoạt động kinh doanh trên internet hoặc tên miền là từ khóa ngắn gọn vô cùng đẹp.

Nhiều người đã đổ xô đi mua tên miền để kiếm lời khi thấy được lợi nhuân rất lớn, việc đầu tư mang tính chất cá nhân và bột phát. Ở Việt Nam kinh doanh trên internet mới tạm được chú trọng trong thời gian gần đây, việc mua nhiều tên miền với những cách rao bán thông thường rất khó dẫn đến giao dịch. Vì thế nhiều người đã không còn mặn mà khi đầu tư tên miền một đến hai năm mà không thấy sinh lời; có những người phải bỏ đến hàng trăm triệu khi phải duy trì gia hạn hàng năm dẫn đến lỗ nặng và không còn tham muốn khi đầu tư ngành này.

Nhưng thực tế vẫn có những người kiếm được rất nhiều tiền từ việc đầu tư tên miền. Bài viết chia sẽ 3 bí quyết về đầu tư tên miền có lợi nhuận lên đến hàng nghìn lần chỉ sau 1 đến 3 tháng.

Ưu tiên chọn đầu tư tên miền .Com .Net 

Việc đầu tư tên miền .com hoặc .net có giá thành thấp nhất, tên miền này có giá dao động từ 155.000 đến 250.000 đồng, tên miền dạng này rất dễ sang nhượng và thanh khoản. Hạn chế chọn đầu tư tên miền .com.vn hoặc .vn khi mà tên miền này có giá cao, khả năng thanh khoản sẽ kém hơn và khó sang nhượng hơn.

Ưu tiên chọn tên miền theo từ khóa ngắn 

Nên ưu tiên tên miền theo từ khóa vì nó sẽ dễ dàng hiển thị trên công cụ tìm kiếm, việc này bộ phận Marketing của các công ty rất hiểu rõ yếu tố này, họ sẽ săn lùng những tên miền này, khi mà họ tìm kiếm mà không còn thì rất nhiều khả năng họ sẽ liên hệ với bạn để mua lại. Chú ý bạn chỉ nên đầu tư tên miền trùng tên Công ty đối với những Công ty lớn hay tập đoàn, tránh đầu tư dạng này với những công ty vừa và nhỏ, họ sẽ dễ dàng thay đổi tên miền phù hợp với Công ty họ.

Tạo doanh thu từ tên miền là điều bắt buộc khi muốn bán giá cao 

Muốn tạo doanh thu từ tên miền thì bạn phải thiết kế web và đưa nó lên top 10 của công cụ tìm kiếm. Việc này thật sự dễ dàng khi bạn biết thiết kế web trên nền tảng Blogger hoặc Google Sites hoàn toàn miễn phí. Nếu bạn không SEO thì chỉ cần 3 tháng là lên top, nhưng nếu SEO thì chưa đầy 1 tháng đã nằm trong top 10 của kết quả tìm kiếm đối với những từ khóa cạnh tranh thấp và vừa.

Thật sự đầu tư tên miền không nhất thiết phải bán tên miền, nhưng nếu bạn chứng minh được doanh thu và kết quả thì giá trị bạn bán tên miền cho một doanh nghiệp có nhu cầu sẽ rất lớn, có thể lên đến hàng trăm triệu.

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

Xu Hướng Tất Yếu Và Những Điều Cần Biết Về Điện Toán Đám Mây

Điện toán đám mây(cloud computing) hay còn gọi là điện toán máy chủ ảo.Đây là một mô hình điện toán sử dụng công nghệ và sự phát triển của mạng Internet.



Thuật ngữ “đám mây” là dùng để chỉ đến mạng internet và sự phức tạp của cơ sở hạ tầng chứa nó. Mọi yêu cầu của khách hàng đều sẽ được cung cấp dưới dạng “dịch vụ” mà không cần mua cơ sở hạ tầng phục vụ việc đó. Theo tổ chức Xã hội máy tính IEEE "Nó là hình mẫu trong đó thông tin được lưu trữ thường trực tại các máy chủ trên Internet và chỉ được được lưu trữ tạm thời ở các máy khách, bao gồm máy tính cá nhân, trung tâm giải trí, máy tính trong doanh nghiệp, các phương tiện máy tính cầm tay, ..."

Điện toán đám mây(DTDM) bao gồm các phần mềm dịch vụ,web 2.0… trong đó nhiệm vụ chính của DTDM là đáp ứng nhu cầu điện toán của người dùng.

Nói đơn giản là các nhà cung cấp dịch vụ sẽ có một nguồn điện toán khổng lồ về phần mềm,dịch vụ… nằm ở các máy chủ ảo trên internet. Người sử dụng chỉ việc  truy cập và sử dụng,họ chỉ phải tập trung vào vấn đề chuyên môn. Mô hình “Điện toán đám mây” có cấu trúc 3 tầng, gồm: Các dịch vụ cơ sở hạ tầng ở dưới cùng; các dịch vụ nền tảng ở giữa; các dịch vụ ứng dụng ở trên cùng. Nhìn vào cấu trúc này, người ta có thể đánh giá chính xác các quy mô của khối công nghệ thông tin, bởi nó liên quan đến chi phí, yêu cầu không gian vật lý, bảo trì, quản lý, giám sát và mức độ lạc hậu của công nghệ đang vận hành.

Nguy cơ chính

Bảo mật thông tinHiện nay,nhất là tại Việt Nam thì người dùng chưa ý thức được về mức độ quan trọng của bảo mật an toàn thông tin.Do đó việc mất an toàn thông tin, thông tin bị rò rỉ, mất tài khoản….vẫn thường xuyên diễn ra. DTDM chắc chắn sẽ lấy các hệ điều hành web là nền tảng cung cấp dịch vụ chính,cung cấp các dịch vụ thông qua các công nghệ và môi trường website. Do sự phổ biến và quen thuộc sử dụng dịch vụ trên website. Do đó càng tăng cường khả năng mất an toàn thông tin cho người sử dụng DTDM. Chưa kể đến các vấn đề về virus vẫn thường thấy trên internet sẽ càng có môi trường để hoạt động. Vì thế nó chưa sẵn sàng để trở nên phổ biến và đi vào đời sống hàng ngày.

Việc này dẫn đến những nhà cung cấp dịch vụ,những người thiết kế website phải tăng cường quản lý an toàn mạng cũng như phổ biến cho người sử dụng dịch vụ các vấn đề cơ bản về an toàn thông tin.

Đặc điểm nổi bật

Trước đây để có thể triển khai một ứng dụng (ví dụ một trang Web),các công ty thiết kế website phải đi mua/thuê một hay nhiều máy chủ (server), sau đó đặt máy chủ tại các trung tâm dữ liệu (data center) thì nay điện toán đám mây cho phép bạn giản lược quá trình mua/thuê đi. Bạn chỉ cần nêu ra yêu cầu của mình, hệ thống DTDM sẽ tự động gom nhặt các tài nguyên rỗi để đáp ứng yêu cầu của bạn. Có thể kể đến một vài lợi ích cơ bản của điện toán đám mây như sau: Sử dụng các tài nguyên tính toán động (Dynamic computing resources): Các tài nguyên được cấp phát cho các công ty,đơn vị đăng ký dịch vụ đúng như những gì họ muốn một cách nhanh nhất. Thay vì việc các công ty,đơn vị này phải tính toán xem có nên mở rộng hay không, phải đầu tư bao nhiêu thì với DTDM họ chỉ cần yêu cầu “Chúng tôi cần thêm tài nguyên tương đương với 1 CPU 3.0 GHz, 128GB RAM,card màn hình 4G…” và DTDM sẽ tự tìm kiếm tài nguyên rỗi để cung cấp cho bạn.

Giảm chi phí: 

Doanh nghiệp sẽ có khả năng cắt giảm chi phí để mua bán, cài đặt và bảo trì tài nguyên. Rõ ràng thay vì việc phải cử một chuyên gia đi mua máy chủ, cài đặt máy chủ, bảo trì máy chủ thì nay bạn chẳng cần phải làm gì ngoài việc xác định mình cần gì và gửi yêu cầu đến nhà cung cấp dịch vụ. Và việc mua bán ,cài đặt ,bảo trì tài nguyên sẽ do phía nhà cung cấp đảm nhiệm.

Tăng khả năng sử dụng tài nguyên tính toán: Một trong những câu hỏi đau đầu của việc đầu tư tài nguyên (ví dụ máy chủ) là sự hao mòn tài nguyên, đầu tư như thế có lãi hay không, công nghệ có lỗi thời hay không. Khi sử dụng tài nguyên trên đám mây thì bạn không còn phải quan tâm tới điều này nữa. Giảm độ phức tạp trong cơ cấu: Đơn vị sản xuất hàng hóa mà lại phải có cả một chuyên gia IT để vận hành, bảo trì máy chủ thì quá tốn kém và gây ra rắc rối trong cơ cấu tổ chức. Đây là các lý do để DTDM là một hướng đi tất yếu cho ngành công nghiệp điện toán.

Kết Luận: Mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục, nhưng DTDM vẫn sẽ sớm trở nên phổ biến và là xu thế tất yếu của công nghệ tương lai.

Công Nghệ Điện Toán Đám Mây Ở Việt Nam

Trong thời buổi công nghệ ngày nay thi việc thường xuyên cập nhật công nghệ mới là điều sống còn của nhiều ngành nghề. Điện toán đám mây là một công nghệ được sự ủng hộ của nhiều phía, tại Việt Nam công nghệ này đã có những bước thành công ban đầu.

Dù được thế giới dự đoán sẽ là “cơn sóng thần công nghệ ” song tại Việt Nam điện toán đám mây vẫn đang chập chững bước những bước đầu tiên trong luồng gió công nghệ mới này.



1. Những tín hiệu đầu tiên

IBM là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực này khi mở trung tâm điện toán đám mây vào tháng 9/2008 với khách hàng đầu tiên là là Công ty cổ phần công nghệ và truyền thông Việt Nam (VNTT). Sau đó, Microsoft là một trong những “đại gia” tiếp bước điện toán đám mây ở thị trường Việt Nam, nhưng hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển thử nghiệm.Tiếp  theo phải kể đến khi FPT – nhà công nghệ hàng đầu của Việt Nam đã khẳng định vị thế tiên phong của mình trong công nghệ bằng lễ ký kết với Microsoft châu Á-Trend Micro để hợp tác phát triển “đám mây” ở châu Á. Đại diện Trend Micro cho rằng, điện toán đám mây sẽ đem lại cơ hội cho Việt Nam bởi công nghệ hoàn toàn mới sẽ giúp giới trẻ Việt Nam vốn rất năng động sẽ có thêm điều kiện sáng tạo và phát huy tài năng của mình. Đầu tháng 8-2013 FPT Software vừa thông báo giành được quyền triển khai dự án RQ1-Renovation trị giá hơn 1 triệu USD cho khách hàng Mỹ có trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm phần mềm bảo hiểm giá trị bất động sản.Sau cuộc ký kết đó một tuần, FPT tiếp tục hợp tác cùng “đại gia” Microsoft vào tháng 05/2010. Tâm điểm của hợp tác này là một thỏa thuận nhằm phát triển nền tảng điện toán đám mây dựa trên công nghệ của Microsoft  bao gồm: truyền thông, hợp tác, lưu trữ dữ liệu và các dịch vụ hạ tầng.

2. Thực trạng triển khai điện toán đám mây

Một số cơ quan chính phủ đã lựa chọn mô hình đám mây riêng hoặc đám mây cộng đồng cho các dự án xây mới trung tâm tích hợp dữ liệu hoặc cho môi trường phát triển/kiểm thử, điển hình như các Bộ Tài nguyên & Môi trường, Khoa học & Công nghệ, TT&TT hoặc các địa phương như TPHCM, Đà Nẵng, Cà Mau, Phú Yên.Mới đây, xuất hiện thêm nhiều công ty mới cung cấp dịch vụ đám mây, song đa số tập trung vào những phân khúc thị trường hẹp, chẳng hạn QTSC, VNTT, Prism, Exa, HostVN, MOS, BiakiCRM. Một số nhà cung cấp như Bkav, FPT, VDC, NEO,… thì chỉ cung cấp những dịch vụ riêng lẻ quản lý văn phòng, nhân sự, quan hệ khách hàng…Nhìn chung, các nhà cung cấp dịch vụ đám mây công cộng tại Việt Nam vẫn còn ở quy mô nhỏ. Một số công ty tích hợp hệ thống (SI) và nhà cung cấp phần mềm độc lập (ISV) đã có chiến lược đầu tư vào điện toán đám mây, kết hợp xây dựng đám mây công cộng với triển khai đám mây riêng cho khách hàng. Trong số này, FIS, SBD, HiPT đang chiếm thị phần lớn ở mảng IaaS; còn Lạc Việt, MISA, NEO, CT-IN giữ vai trò chủ chốt ở mảng SaaS (coi phần mềm như một dịch vụ, khách hàng có thể thuê phần mềm về sử dụng và trả phí theo tháng hoặc năm).nhiều doanh nghiệp mới chỉ dừng ở mức nghiên cứuNhiều công ty vẫn chưa triển khai ứng dụng công nghệ này mà vẫn chỉ dừng ở mức nghiên cứu và khảo sát.Theo các chuyên gia nhận định, đây chính là giải pháp tối ưu để các doanh nghiệp nước ta giảm thiểu chi phí cũng như tăng hiệu suất làm việc ở mức tối đa.Nhưng trên thực tế,công nghệ này thực sự vẫn chưa đạt được mức kỳ vọng như nó mang lại.

3. Tương lai cho điện toán đám mây tại Việt Nam

Một tín hiệu vui cho sự phát triển điện toán đám mây ở Việt Nam là hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp đều đã có hiểu biết cơ bản về đám mây và có kế hoạch sử dụng trong vòng 2 năm tới. Theo kết quả của nghiên cứu được công bố ở VIO 2013 nêu trên:

- Chỉ có 3% tổ chức, doanh nghiệp cho biết không có kế hoạch triển khai dịch vụ đám mây.

- 25% đang tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá nhưng chưa có kế hoạch sử dụng.

- 8% sẽ sử dụng dịch vụ đám mây sau 6 tháng.- 39% đang sử dụng dịch vụ đám mây.

- 19% đang sử dụng dịch vụ đám mây và sẽ gia tăng việc sử dụng.triển vọng điện toán đám mây tại Việt Nam .

Đáng chú ý việc Viettel đang thử nghiệm cung cấp dịch vụ Cloud VPS - một dịch vụ điện toán đám mây công cộng ở mức hạ tầng cơ bản. Cùng tham gia mảng thị trường này với Viettel là VDC - đang cung cấp 2 dịch vụ gồm Managed Backup (quản lí dự phòng sao lưu dữ liệu) và IaaS (dịch vụ web cung cấp các máy chủ, hệ thống lưu trữ, thiết bị mạng và phần mềm qua một mô hình dịch vụ tự phục vụ tự động).

Theo kết quả nghiên cứu vừa được ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Tin học TP.HCM (HCA) công bố tại Hội thảo "Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam - Viet Nam ICT Outlook - VIO 2013" (VIO 2013), Viettel và VMS đang là 2 nhà mạng tiên phong triển khai ứng dụng điện toán đám mây riêng để tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian phát triển dịch vụ.Như ICTnews đã đưa tin, tháng 6/2013, MobiFone đã công bố triển khai thỏa thuận hợp tác chiến lược về xây dựng các giải pháp di động đầu tiên tại Việt Nam dựa trên nền tảng điện toán đám mây của IBM cho Trung tâm di động khu vực 2 (MobiFone II). Các giải pháp di động dựa trên nền tảng điện toán đám mây cũng sẽ hỗ trợ MobiFone kết nối hàng nghìn nhân viên, đặc biệt là các giao dịch viên tại địa bàn TP.HCM, thông qua các thiết bị di động.

Thách thức bủa vây

Tuy nhiên, việc triển khai ứng dụng đám mây tại Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức như: cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ; khách hàng thiếu niềm tin đối với nhà cung cấp dịch vụ đám mây về cam kết chất lượng dịch vụ, bảo mật thông tin; chi chí đầu tư cho hạ tầng đám mây cao trong khi quy mô thị trường còn nhỏ và các nhà cung cấp dịch vụ trong nước khó cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ toàn cầu; khả năng liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ đám mây (ví dụ hạ tầng với ứng dụng) còn yếu,..còn nhiều khó khăn cần vượt quaĐặc biệt, ông Chu Tiến Dũng nhấn mạnh thêm thách thức: "So với các nước trong khu vực ASEAN, Việt Nam gần như chưa có một sáng kiến, chương trình nào nhằm khuyến khích phát triển thị trường hay ứng dụng đám mây (Malaysia có các sáng kiến dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các công ty phát triển phần mềm nhằm tăng tính cạnh tranh và hiệu quả)".

Ưu Và Nhược Điểm Của Điện Toán Đám Mây

Trong thời gian đến, các tên tuổi lớn như Google, Amazon và kể cả Apple sẽ cung cấp dịch vụ trên nền tảng đám mây. Sẽ có những lợi ích khi sử dụng dịch vụ này, tuy nhiên cũng không thể tránh được những rắc rối mà nó mang đến. Bài viết sẽ phân tích những ưu điểm và nhược điểm của "Điện toán đám mây".




1. Ưu điểm: 

Những ưu điểm và thế mạnh dưới đây đã góp phần giúp "điện toán đám mây" trở thành mô hình điện toán được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

a. Tốc độ xử lý nhanh, cung cấp cho người dùng những dịch vụ nhanh chóng và giá thành rẻ dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng tập trung (đám mây).

b. Chi phí đầu tư ban đầu về cơ sở hạ tầng, máy móc và nguồn nhân lực của người sử dụng điện toán đám mây được giảm đến mức thấp nhất.

c. Không còn phụ thuộc vào thiết bị và vị trí địa lý, cho phép người dùng truy cập và sử dụng hệ thống thông qua trình duyệt web ở bất kỳ đâu và trên bất kỳ thiết bị nào mà họ sử dụng (chẳng hạn là PC hoặc là điện thoại di động…).

d. Chia sẻ tài nguyên và chi phí trên một địa bàn rộng lớn, mang lại các lợi ích cho người dùng.

e. Với độ tin cậy cao, không chỉ dành cho người dùng phổ thông, điện toán đám mây còn phù hợp với các yêu cầu cao và liên tục của các công ty kinh doanh và các nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, một vài dịch vụ lớn của điện toán đám mây đôi khi rơi vào trạng thái quá tải, khiến hoạt động bị ngưng trệ. Khi rơi vào trạng thái này, người dùng không có khả năng để xử lý các sự cố mà phải nhờ vào các chuyên gia từ “đám mây” tiến hành xử lý.

f. Khả năng mở rộng được, giúp cải thiện chất lượng các dịch vụ được cung cấp trên “đám mây”.

g. Khả năng bảo mật được cải thiện do sự tập trung về dữ liệu.

h. Các ứng dụng của điện toán đám mây dễ dàng để sửa chữa và cải thiện về tính năng bởi lẽ chúng không được cài đặt cố định trên một máy tính nào. 

i. Tài nguyên sử dụng của điện toán đám mây luôn được quản lý và thống kê trên từng khách hàng và ứng dụng, theo từng ngày, từng tuần, từng tháng. Điều này đảm bảo cho việc định lượng giá cả của mỗi dịch vụ do điện toán đám mây cung cấp để người dùng có thể lựa chọn phù hợp.

2. Nhược điểm: 

Tuy nhiên, mô hình điện toán này vẫn còn mắc phải một số nhược điểm sau:

a. Tính riêng tư: Các thông tin người dùng và dữ liệu được chứa trên điện toán đám mây có đảm bảo được riêng tư, và liệu các thông tin đó có bị sử dụng vì một mục đích nào khác?

b. Tính sẵn dùng: Liệu các dịch vụ đám mây có bị “treo” bất ngờ, khiến cho người dùng không thể truy cập các dịch vụ và dữ liệu của mình trong những khoảng thời gian nào đó khiến ảnh hưởng đến công việc.

c. Mất dữ liệu: Một vài dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến trên đám mây bất ngờ ngừng hoạt động hoặc không tiếp tục cung cấp dịch vụ, khiến cho người dùng phải sao lưu dữ liệu của họ từ “đám mây” về máy tính cá nhân. Điều này sẽ mất nhiều thời gian. Thậm chí một vài trường hợp, vì một lý do nào đó, dữ liệu người dùng bị mất và không thể phục hồi được.

d. Tính di động của dữ liệu và quyền sở hữu: Một câu hỏi đặt ra, liệu người dùng có thể chia sẻ dữ liệu từ dịch vụ đám mây này sang dịch vụ của đám mây khác? Hoặc trong trường hợp không muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ cung cấp từ đám mây, liệu người dùng có thể sao lưu toàn bộ dữ liệu của họ từ đám mây? Và làm cách nào để người dùng có thể chắc chắn rằng các dịch vụ đám mây sẽ không hủy toàn bộ dữ liệu của họ trong trường hợp dịch vụ ngừng hoạt động.

e. Khả năng bảo mật: Vấn đề tập trung dữ liệu trên các “đám mây” là cách thức hiệu quả để tăng cường bảo mật, nhưng mặt khác cũng lại chính là mối lo của người sử dụng dịch vụ của điện toán đám mây. Bởi lẽ một khi các đám mây bị tấn công hoặc đột nhập, toàn bộ dữ liệu sẽ bị chiếm dụng. Tuy nhiên, đây không thực sự là vấn đề của riêng “điện toán đám mây”, bởi lẽ tấn công đánh cắp dữ liệu là vấn đề gặp phải trên bất kỳ môi trường nào, ngay cả trên các máy tính cá nhân.

Lộ Trình Đến Với Điện Toán Đám Mây Của Doanh Nghiệp Nhỏ

Nhiều doanh nghiệp nhỏ vẫn còn hoài nghi đối với điện toán đám mây. Họ muốn biết liệu công nghệ này có thể giúp họ tăng lợi nhuận mà không gặp rủi ro hay không. Hãy bắt đầu với định nghĩa điện toán đám mây dưới góc độ doanh nghiệp nhỏ. Có hai loại điện toán đám mây: một là “phần mềm như một dịch vụ” (SaaS), hai là “hạ tầng như một dịch vụ” (IaaS).



 SaaS là một dạng điện toán đám mây mà phần mềm thay vì cài đặt trên máy tính của bạn thì nó được phân phối thông qua mạng Internet. Phần mềm ứng dụng phổ biến nhất được công nhận là Customer Relationship Management (CRM). Năm 2010, 26% chi tiêu cho CRM dạng SaaS, dự kiến đến năm 2015 sẽ tăng lên 33%.

IaaS là một dạng điện toán đám mây mà doanh nghiệp thuê không gian trong một trung tâm tích hợp dữ liệu và sử dụng máy chủ của họ thay vì mua phần cứng mới để hoạt động kinh doanh. Một ví dụ thường thấy của IaaS là dịch vụ lưu trữ website. Có thể bạn cũng đã nghe nói đến thuật ngữ “đám mây công cộng” (public cloud) hoặc “đám mây nội bộ” (private cloud). Nói một cách đơn giản, public cloud là nơi các tài nguyên chia sẻ được dùng bên ngoài tổ chức và được phân phối qua Internet. Private cloud là cách bạn xây dựng kiến trúc chia sẻ trong công ty mình và phân phối dịch vụ qua mạng nội bộ đến người dùng trong công ty mà không cài đặt phần mềm trên các thiết bị cá nhân của họ. 

Bắt đầu từ điện toán đám mây

Nhiều doanh nghiệp nhỏ đã bắt đầu công việc kinh doanh được khoảng 10 năm có thể không nhận ra rằng kinh doanh của họ đã bắt đầu trong điện toán đám mây, ví dụ thư điện tử và website.

Khi doanh nghiệp bắt đầu việc kinh doanh, điều nghĩ đến đầu tiên là công nghệ thông tin, sau khi mua máy tính, có thể là tạo một địa chỉ thư điện tử, kế tiếp là tạo một trang web.... Trang bị một máy chủ thường không nằm trong danh sách được xem xét và thực tế 90% doanh nghiệp nhỏ không có máy chủ. Vậy những doanh nghiệp này dùng dịch thư điện tử và website hosting ở đâu? Thường thì nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tính nó là một phần của gói dịch vụ. Đây là những ứng dụng đơn giản, tài nguyên chia sẻ được phân phối qua public cloud và là cơ sở cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi kinh doanh phát triển, doanh nghiệp thực sự có nhu cầu phải mua máy chủ chuyên dụng để đóng vai trò máy chủ thư điện tử, thậm chí máy chủ web của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp nhỏ mới kinh doanh thường bắt đầu từ đám mây điện toán, sau đó mở rộng ra khỏi đám mây. Và khi công việc kinh doanh thành công và tăng trưởng hơn nhu cầu lại đưa họ trở về đám mây. Nhu cầu mở rộng và tính linh hoạt cùng với kiểm soát chi phí gia tăng đòi hỏi chủ doanh nghiệp nhỏ phải tìm kiếm giải pháp IT thay thế.

Trong vài năm qua dịch vụ điện toán đám mây đã phát triển đến mức hầu hết các nhà cung cấp phần mềm đã phát triển và cung cấp các ứng dụng của họ như một dịch vụ. Chẳng hạn như các sản phẩm điện toán đám mây từ SageTM, IntuitTM và MYOBTM. Hoặc bản mở rộng của MicrosoftTM bao gồm Office365 và bộ platforms dành cho bộ phần mềm hợp tác và liên lạc của họ.

Một số công ty lấy điện toán đám mây làm hướng đi chính như SalesForceTM.com. Khi  khối lượng công việc cho GoogleTM và các dịch vụ Google AppsTM tăng lên, có thể thấy rõ định hướng và sự tiến triển của doanh nghiệp nhỏ là đang quay trở lại điện toán đám mây.

Những lập luận phản đối việc chấp nhận điện toán đám mây đưa ra những khó khăn liên quan tới các vấn đề: bảo mật dữ liệu, tính sẵn sàng của các tài nguyên, tốc độ băng thông, chi phí và độ tin cậy.

Tính sẵn sàng của tài nguyên

Khi doanh nghiệp nhỏ dùng dịch vụ thư điện tử và web hosting của ISP, lúc đầu, có thể họ chưa quan tâm dịch vụ thư điện tử có sẵn sàng hay không. Nhưng sau khi đã trải nghiệm, hệ thống thư điện tử hoạt động chậm hoặc không sẵn sàng do máy chủ quá tải, doanh nghiệp lại lo rằng nếu sử dụng điện toán đám mây họ sẽ phải đối mặt với “thời gian chết” nhiều hơn vì không kiểm soát được nó.

Thông thường doanh nghiệp trang bị một máy chủ đơn, thực hiện các dịch vụ chạy thư điện tử, website, lưu trữ tập tin, sao lưu, quản lý an ninh, các gói ứng dụng về tài chính và kế toán,... và có thể được quản lý bán thời gian bởi một nhân viên không được huấn luyện IT. Điều này đồng nghĩa với việc máy chủ sẽ có thời gian chết và vận hành bất ổn hơn nhiều so với một ứng dụng được phân phối an toàn trên Internet, được lưu trữ trên một máy chủ cho thuê với các công nghệ mới nhất, được quản lý và duy trì 24/7 bởi các chuyên gia IT.

Đó là chưa tính đến vấn đề có thể xảy ra trên máy chủ cục bộ của doanh nghiệp khi một nhà cung cấp ứng dụng cập nhật phần mềm của họ. Nếu phần mềm đó không tương thích với các ứng dụng khác đã cài trên hệ thống thì việc kinh doanh của doanh nghiệp có thể bị đình trệ. Còn các dịch vụ điện toán đám mây làm việc độc lập vì vậy vấn đề xung đột cập nhật phần mềm không còn là vấn đề khó khăn.
Các loại ứng dụng được phân phối thông qua đám mây được sử dụng do tính sẵn sàng. Nhiều ứng dụng có bộ nhớ đệm offline, nghĩa là một bản sao có thể được lưu trữ cục bộ và sau đó đồng bộ hóa khi kết nối trực tuyến. Vì vậy ngay cả khi không có sẵn Internet, chúng vẫn có thể tiếp tục hoạt động.
Bảo mật thiết bị đầu cuối (ví dụ như sản phẩm quét virus trên máy tính để bàn, máy tính xách tay và máy chủ) là một ứng dụng với quan điểm hướng vào điện toán đám mây. Thành phần quản lý và cơ sở dữ liệu về các mối đe dọa được lưu trữ trong đám mây. Bộ quét virus vẫn nằm ở máy cục bộ, vì thế nếu kết nối không sẵn sàng thì máy quét vẫn có thể bảo vệ hệ thống chống lại các mối đe dọa ở mạng nội bộ. Tuy nhiên hơn 90% các mối đe dọa ngày nay đều thông qua Internet, không có kết nối thì trên lý thuyết bạn đã an toàn tới 90%.

Chi phí - Tốc độ - Hiệu suất

Đối với nhiều thị trường khu vực đã phát triển, mối quan tâm về chi phí so với tốc độ hoặc hiệu suất không nhiều. Tuy nhiên, tại Châu Á, Úc, New Zealand, một phần Đông Âu và Châu Mỹ, chi phí và tốc độ truy cập lượng lớn thông tin qua lại trên Internet là những mối quan tâm nhất.

Một bài viết gần đây trên ZDNet Asia cho biết: “doanh nghiệp vừa và nhỏ quan tâm nhiều đến khả năng sẵn sàng của dịch vụ”, và các “vấn đề liên quan đến đám mây như bảo mật, quyền sở hữu dữ liệu và bảo mật dữ liệu”.

Mặc dù điều lo lắng này đúng đối với nhiều ứng dụng, doanh nghiệp nhỏ cũng không nên bác bỏ điện toán đám mây hoàn toàn dựa trên những lý do này. Khi các ứng dụng như website hosting, mail server hosting, chống virus và bảo mật máy tính được chuyển cho đám mây, nó có thể giải phóng các nguồn tài nguyên trên hệ thống mạng của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là hoạt động của các công cụ còn lại của doanh nghiệp tốt hơn.

Trong bao lâu thì người chủ doanh nghiệp nhỏ cần đăng nhập vào giao diện quản lý hệ thống an ninh của họ? Cần phải thừa nhận rằng cảnh báo thư điện tử hàng ngày và báo cáo hàng tuần có lẽ là đủ. Nếu so sánh một thư điện tử đi qua máy chủ trên Internet với máy chủ cục bộ thì nó di chuyển cùng khoảng cách và cùng tốc độ khi truyền trên đường thông tin (trừ các email nội bộ).Dữ liệu của doanh nghiệp có thật sự an toàn?

Bảo mật dữ liệu là mối quan tâm hàng đầu đối với nhà cung cấp dịch vụ. Một số quốc gia có quy định chi phối việc lưu trữ và truyền tải thông tin bí mật, không quan tâm nơi hoạt động kinh doanh của khách hàng ở đâu.

Một vài doanh nghiệp cũng quan tâm đến vị trí của trung tâm tích hợp dữ liệu. Nó nằm trong nội bộ doanh nghiệp hay ở quốc gia xa xôi có chi phí thấp mà sự quản lý của chính phủ và cơ sở hạ tầng không xác định rõ?

Đây là một sự lo lắng rất hợp lý. Doanh nghiệp khó có thể biết chính xác dữ liệu của họ được lưu trữ ở đâu? Để nhà cung cấp dịch vụ thường trực, luôn sẵn sàng, cần nhiều trung tâm dữ liệu có tính sẵn sàng cao và khả năng chịu lỗi cao. Vì vậy nếu có điều gì xảy ra với một máy chủ, máy chủ khác có thể phải tăng khối lượng công việc. Để làm được điều này, dữ liệu của bạn được lưu trữ và chia sẻ trên nhiều địa điểm, thậm chí nhiều quốc gia khác nhau.

Doanh nghiệp nên yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ cho biết chi tiết về trung tâm dữ liệu sơ cấp, thứ cấp của họ và kế hoạch dự phòng nếu có. Điều này có thể giúp doanh nghiệp biết dữ liệu của mình có được lưu trữ hay không. Sau đó doanh nghiệp đưa ra quyết định dựa trên mức độ tin tưởng vào nhà cung cấp về tính sẵn sàng và góc độ an ninh.Lộ trình doanh nghiệp nhỏ đến với điện toán đám mây thực sự là con đường vòng, doanh nghiệp cần lưu tâm điều này khi quyết định đầu tư CNTT

Web Hosting Là Gì?

Web hosting hoặc có thể gọi ngắn gọn là hosting là khái niệm chỉ một không gian lưu trữ trên máy chủ đơn vị tính bằng Megabyte (MB). Không gian lưu trữ đó thực chất chính là dung lượng đĩa cứng trên máy chủ. Tuỳ vào gói hosting (package) mà dung lượng sẽ khác nhau. Ví dụ như 100, 500 MB hoặc lên đến hàng Gigabyte (GB). Ngoài dung lượng đĩa cứng, một số yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng: 



Hệ điều hành (OS) của máy chủ: 

Hiện tại có hai loại OS thông dụng là Linux và Windows. Giá cả của một gói hosting bị chi phối khá nhiều vào OS (có thể lên đến 40-50%). Hosting sử dụng Linux sẽ rẻ hơn vài lần so với hosting Windows. Hosting Linux thường sử dụng để chạy các web sử dụng mã nguồn PHP và CSDL MySql. Hosting Windows chạy các mã nguồn viết bằng ASP 3.0, ASP.NET và CSDL MS Access hoặc MS SQL Server.

Băng thông (Bandwidth, BW): 

Là lưu lượng dữ liệu trao đổi qua lại giữa máy chủ và môi trường Internet. Ví dụ bạn chia sẻ một tập tin có kích thước 10 Mb và có 5 người download nó. Thì điều này có nghĩa bạn tốn 10 Mb dung lượng đĩa cứng để lưu trữ tập tin trên và BW của bạn đã sử dụng 5 x 10 = 50 Mb cho 5 người download nó.

Domains add-on: 

Số lượng domain bạn có thể trỏ (point) tới hosting.

Email accounts: 

Số lượng email đi kèm với hosting

FTP accounts: 

Số lượng FTP account bạn có thể tạo và dùng nó upload dữ liệu lên hosting.

Tên Miền Đang Tồn Tại Sẽ Đem Lại Những Lợi Thế Gì

Rõ ràng là bạn không muốn mua một website đang tồn tại cho công việc kinh doanh mới của mình. Việc tạo mới một website phản ánh được chính xác tầm nhìn kinh doanh của bạn, nhưng khi mua một tên miền đang tồn tại lại khác, nó có nhiều thuận lợi hơn. Nếu bạn chưa sẵn sàng cho một tên miền mới, bạn có thể sẽ thấy một tên miền có sẵn với mức giá không quá chênh lệch với tên miền mới. 



Tên miền đang tồn tại sẽ đem lại nhiều lợi thế.


Một trong những lợi thế đầu tiên của tên miền đang sẵn có là nó đã có lưu lượng truy cập đến. Dĩ nhiên lượng truy cập sẽ thay đổi lớn dựa vào những gì người sở hữu hiện tại đã tiến hành để quảng bá nhưng tên miền mới cũng sẽ dẫn đến một lượng truy cập nhất định nào đó.

Lợi thế nữa đến từ việc tối ưu hoá website cho công cụ tìm kiếm. Nhiều người sở hữu tên miền cuối cùng đã phải dành một chút thời gian tối ưu tên miền cho các công cụ tìm kiếm. Những người sở hữu khác lại mất nhiều thời gian và công sức tập trung vào các từ khoá và đảm bảo tên miền được liệt kê trong công cụ tìm kiếm. Mất nhiều thời gian cho một vài tên miền được liệt kê trong danh sách của công cụ tìm kiếm và nếu ai đó đã tiến hành công việc đó cho bạn thì bạn hãy sẵn sàng tận dụng điều này ngay khi được tiếp quản tên miền.

Lợi thế thứ ba là rất có khả năng có những tên miền chứa từ khoá cần thiết, phù hợp mục tiêu và ngắn gọn. Không thể và rất khó khăn để tìm một tên miền chưa được đăng ký với cụm từ ngắn gọn, dễ nhớ và thậm chí nếu bạn có một ý tưởng từ khoá đặc biệt trong đầu. Tuy nhiên, nhiều người sở hữu tên miền đã đăng ký những tên miền này để đầu cơ hơn là sử dụng lâu dài nên họ mong muốn bán đi. Cách duy nhất để có được nhữnng tên miền hấp dẫn này là mua chúng.

Chọn tên miền đúng cho doanh nghiệp của bạn kinh doanh trên Internet có thể vừa hấp dẫn vừa đầy thách thức, nhưng nếu bạn bỏ thời gian để tìm hiểu nhiều hơn về các tên miền có sẵn thì bạn có thể mua được món hời và khởi sự công việc kinh doanh với một ưu thế.

Các Chuẩn Giao Tiếp Của HDD Server (Máy Chủ)

Hiện nay khi nhắc đến các chuẩn giao tiếp của HDD server  thì có 2 loại chuẩn phổ biến và mạnh nhất hiện nay là SATA và SAS. Trước khi SATA và SAS ra đời, SCSI (Small Computer System Interface) là chuẩn giao tiếp được dùng đầu tiên trong Server (máy chủ).  

Kế đến là PATA (Parallel ATA) - chuẩn giao tiếp truyền dữ liệu theo dạng song song. Và hiện nay là SATA (Serial Advanced Technology Attachment) - chuẩn giao tiếp truyền dữ liệu theo dạng nối tiếp và SAS (Serial Attached SCSI) – chuẩn giao tiếp có tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh nhất hiện nay. Nếu đang cân nhắc chọn chuẩn giao tiếp cho HDD server thì nên lựa chọn giữa SATA hay SAS để đem lại hiệu quả công việc cao nhất.



Các chuẩn giao tiếp thường dùng như SCSI, SATA, SAS

SATA là chuẩn giao tiếp với công nghệ hiện tại dùng để kết nối một HDD hoặc SSD với phần còn lại của máy tính. SATA truyền dữ liệu theo dạng nối tiếp được tạo ra nhằm thay thế cho PATA – chuẩn kết nối truyền dữ liệu song song.

Như chúng ta đã biết, ưu điểm của việc truyền tải song song – PATA  so với truyền tải nối tiếp SATA chính là tốc độ cao, cùng một lúc có thể gửi đi nhiều dữ liệu. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của nó chính là vấn đề tạp âm nhiễu. Do có nhiều dây dẫn cùng được sử dụng nên dây này sẽ gây xuyên nhiễu sang dây khác. Để khắc phục nhược điểm của PATA nên SATA được thiết kế chỉ với một dây dẫn truyền dữ liệu và một dây tiếp nhận dữ liệu nên sẽ hạn chế được tối đa vấn đề về tạp âm nhiễu.

Với cấu tạo ít dây hơn so với những chuẩn giao tiếp cũ, chuẩn giao tiếp SATA đã giúp ích rất nhiều cho khía cạnh tỏa nhiệt của máy tính. Không gian trống nhiều sẽ giúp cho không khí lưu thông dễ dàng hơn.

Chuẩn giao tiếp SATA đã được dùng phổ biến trong vòng 10 năm trở lại đây. Bởi xét về mục đích cũng như giá cả thì nó phù hợp với đại đa số người tiêu dùng.

Sự khác nhau giữa chuẩn giao tiếp SATA và SAS

SAS là một chuẩn giao tiếp mới, ra đời sau SATA nhưng nó lại mang nhiều tính năng vượt trội hơn. SAS là tiến trình phát triển song song SCSI vào một điểm đến điểm giao tiếp nối ngoại vi, trong đó các bộ điều khiển được liên kết trực tiếp vào ổ đĩa. SAS cải tiến hiệu suất hơn so với SCSI truyền thống. Nó cho phép nhiều thiết bị (hơn128 thiết bị) với các kích cỡ khác nhau được kết nối đồng thời vào cáp mỏng hơn và lâu hơn.

SAS có thể quản lý những file dữ liệu khổng lồ lên đến 32.768 biến và số lượng bản ghi phụ thuộc vào kích cỡ của đĩa cứng. Ưu điểm này có thể làm đơn giản hoá khi tổ chức, xử lý và phân tích một khối lượng lớn dữ liệu vì dữ liệu chỉ chứa trong một file.

Ngoài mục đích lưu trữ, SAS còn rất mạnh trong lĩnh vực quản lý dữ liệu, cho phép người sử dụng thao tác dữ liệu một cách dễ dàng. Với sức mạnh của mình, SAS còn có thể làm việc với nhiều file dữ liệu cùng một lúc, điều này giảm đi tính phức tạp trong chuẩn bị dữ liệu đối với những nhiệm vụ phân tích đòi hỏi phải làm việc với nhiều file dữ liệu cùng một lúc.

Tuy nhiên, số lượng người sử dụng chuẩn giao tiếp SAS còn hạn chế so với chuẩn giao tiếp SATA bởi giá thành sản phẩm cao. Ngoài ra, để tận dụng được hết sức mạnh của chuẩn giao tiếp SAS  thì người dùng phải mất nhiều thời gian để học và hiểu được cách quản lý dữ liệu của SAS và nhiều nhiệm vụ quản lý phức tạp khác.

7 Điều Cần Quan Tâm Khi Mua Lại Tên Miền

Mua một tên miền sẽ là một nhu cầu thiết yếu khi bạn muốn thiết lập một website bán hàng cho riêng mình. Dưới đây sẽ là những cách đơn giản nhất để bạn có được một tên miền giá rẻ uy tín từ việc mua tên miền có sẵn đến việc mặc cả mua lại tên miền của ai đó.



1. Nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng dến giá cả và giá trị của nó trước khi chọn mua tên miền

Một tên miền tốt sẽ là tên miền đơn giản, ngắn gọn, dễ nhớ và chứa từ khóa trong lĩnh vực của bạn. Điều đó có nghĩa là giá cả của một tên miền phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm chiều dài tổng thể, số từ, dễ đánh vần hay không, và số lưu lượng truy cập đến…  Vì thế, để được giá rẻ hơn, bạn có thể tạo ra một vài những biến thể chẳng hạn thêm một số từ nào đó ở phía trước hoặc sau. Tuy nhiên, điều này chắc chắn cũng sẽ làm giảm hiệu quả của tên miền. Ví dụ như với tên miền beautyhouse, bạn có thể sẽ phải trả số tiền đắt hơn là mybeautyhouse.

 2. Xem xét việc hợp tác với một tên miền đã được công nhận từ ICANN (tổ chức quản lý domain quốc tế)

Mặc dù điều này sẽ khiến bạn tốn thêm chi phí nhưng lại đảm bảo cho bạn sự chuyên nghiệp hơn và cam kết độ an toàn.

3. Hãy chắc chắn rằng bạn có thể kiểm soát mọi khóa cạnh của tên miền khi đã sử dụng

Nhiều công ty đăng ký tên miền không cho phép bạn trực tiếp thay đổi tên miền của mình. Bạn phải nhập một yêu cầu thông qua hệ thống hỗ trợ của họ sau đó chờ đợi vài ngày để được giúp đỡ. Khi đó, chí ít những điều đơn giản như thay đổi các thẻ IPS và thay đổi tên máy chủ nên có thể được can thiệp thông qua bảng điều khiển của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ có một bảng điều khiển và kiểm tra những gì các bảng điều khiển cho phép bạn làm.

4. Cần kiểm tra để xem nếu có một khoản phí phát sinh liên quan đến phát hành hoặc chuyển tên miền của bạn

Khi bạn đăng ký tên miền, nhiều công ty hosting vẫn tính lệ phí phát hành. Và họ sẽ tính thêm phí chuyển nhượng mỗi khi bạn thay đổi hosts (.com, .net, .vn, .com.vn…) Khoản phí này là hoàn toàn không cần thiết, bạn cần kiểm tra kĩ lưỡng khi gặp phải trường hợp này.

5. Thỏa thuận về tài khoản email miễn phí đi kèm

Nhiều công ty lưu trữ web không bao gồm email hoặc tính thêm tiền cho nó. Trong nhiều trường hợp, bạn chỉ có thể có được email chuyển tiếp. Ngay cả đối với email POP3 đơn giản, một số công ty chỉ cung cấp 1 hoặc 2 tài khoản email. Khi giao dịch, bạn nên chắc chắn rằng mình sẽ có được ít nhất 15-20 tài khoản email POP3 miễn phí đi kèm với tên miền đó.

6. Chắc chắn rằng bạn có thể sử dụng máy chủ SMTP của họ cho những email gửi đi

Rất nhiều nhà cung cấp hosting cho phép bạn đăng ký tên miền nhưng bạn sẽ không được sử dụng máy chủ gửi thư điện tử SMTP của họ để gửi mail. Một số nhà cung cấp khác lại cho phép bạn có thể gửi email thông qua máy chủ SMTP nhưng với điều kiện bạn phải sử dụng trên tài khoản email thương hiệu của họ hoặc chỉ sử dụng máy chú SMTP trên các tài khoản email cao cấp mà phải trả thêm phí.

7. Bạn nên nắm quyền kiểm soát tên miền của mình

Có không ít doanh nghiệp lưu trữ các trang web của họ với một máy chủ web mà họ đang không hài lòng vì đủ các lý do như dịch vụ kém, hóa đơn phát sinh, thời gian hoạt động không đáng tin cậy… Điều mà hầu hết họ muốn đó là chấm dứt hợp tác với bên đó mà tìm một nhà cung cấp lưu trữ web khác nhưng điều đó cũng rất khó khăn. Bạn nên khôn ngoan hơn để mình sẽ không trở thành một trong những doanh nghiệp này.